Italy mở cửa biên giới cứu ngành nông nghiệp
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trước khả năng chính phủ Italy sẽ thông qua sắc lệnh mới cho phép người dân thuộc khu vực Schengen có thể tới Italy, bao gồm cả Thụy Sĩ và Monaco, mà không phải cách ly 14 ngày,
Hiệp hội nông nghiệp Italy Condiretti cho rằng việc mở cửa biên giới Italy cho công dân châu Âu không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn cứu ngành nông nghiệp nước này, với sự trở lại của khoảng 150.000 lao động theo mùa vụ tới từ Rumani, Ba Lan, Bulgari và các quốc gia châu Âu khác để tham gia hoạt động thu hoạch nông sản Made in Italy.
Condiretti ước tính hơn 1/4 sản phẩm nông nghiệp Made in Italy ở các vùng nông thôn được thu hoạch bởi 370.000 lao động mùa vụ nước ngoài, chiếm 27% tổng số lực lượng lao động cần thiết cho ngành nông nghiệp Italy, trong đó, lực lượng lao động người Rumani đông nhất với 107.591 lao động, Ba Lan (13.134), Bulgaria (11.261).
Condiretti khẳng định: “Việc cho phép lao động theo mùa vụ trong Liên minh châu Âu (EU) di chuyển tự do, do chính Ủy ban châu Âu đề xuất, đã cho phép hàng chục nghìn lao động EU trở lại làm việc tại các vùng nông thôn ở Đức và Anh. Các thỏa thuận giữa các quốc gia mới đây cũng đã mở cửa biên giới cho lao động khu vực Schengen”.
Theo Coldiretti, Italy sẽ bắt đầu mùa thu hoạch nông sản kéo dài từ tháng 6-9, với một loạt sản phẩm nông nghiệp Made in Italy như: dâu tây, măng tây, atiso, lê, táo, mận, đào.
Trong khi đó, mùa nho tại Sicily sẽ bắt đầu vào tháng 5, trong khi vụ thu hoạch ô liu và kiwi sẽ diễn ra vào tháng 11.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Italy, Cơ quan Bảo vệ Dân sự nước này ngày 16/5 công bố thêm 789 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Italy lên 224.760 trường hợp.
Trong đó, số ca tử vong tăng lên 31.763 trường hợp (tăng 153 ca) và số ca hồi phục là 122.810 ca (tăng 2.605 ca).
Số ca điều trị tích cực tiếp tục giảm với tổng số 775 ca (giảm 33 trường hợp) trong tổng số 10.400 ca nhập viện với các triệu chứng.
Trước diễn biến tích cực của đường cong dịch tễ, chính phủ Italy thông báo những hạn chế về đi lại trong phạm vi nội bộ từng vùng sẽ kết thúc vào ngày 18/5.
Theo sắc lệnh mới được Tổng thống Italy Sergio Mattarella ký ngày 16/5, các quán bar, nhà hàng, các cửa hiệu cắt tóc, làm đẹp sẽ bắt đầu được phép mở cửa trở lại vào đầu tuần tới, nhưng phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội và an toàn vệ sinh.
Với hoạt động mua bán, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và găng tay, trường hợp vi phạm sẽ chịu mức phạt từ 400-3.000 euro, các doanh nghiệp không chấp hành sẽ buộc phải đóng cửa từ 5-30 ngày.
Trong khi đó, việc cho phép tự do đi lại giữa các vùng cũng bắt đầu, đồng thời để ngỏ khả năng cho phép công dân khu vực Schengen tới Italy từ ngày 3/6, được coi là một động thái quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch.
Để đảm bảo mọi người dân Italy đều có thể mua khẩu trang y tế với giá 50 cent, Ủy viên đặc biệt về tình trạng khẩn cấp của Italy, Domenico Arcuri cho biết sẽ tăng nguồn cung lên đến 30 triệu khẩu trang và phân phối tới các hiệu thuốc trên toàn quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật dịch COVID-19 tại châu Âu: Số ca tử vong tại Pháp tiếp tục giảm
07:56' - 17/05/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tính đến tối 16/5, số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp là 27.625 người (tăng 96 ca trong 24 giờ, mức tăng thấp nhất so với 2 ngày trước).
-
Kinh tế Thế giới
Italy thông qua sắc lệnh mở cửa trở lại từ ngày 18/5
07:56' - 17/05/2020
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo các quán bar, nhà hàng, các cửa hiệu cắt tóc, làm đẹp, các hoạt động thể thao đồng đội, các bảo tàng… sẽ mở cửa trở lại từ ngày 18/5.
-
Kinh tế Thế giới
Đức dự định hỗ trợ gần 62 tỷ USD cho các địa phương ảnh hưởng dịch COVID-19
21:52' - 16/05/2020
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đang xem xét khả năng triển khai gói hỗ trợ trị giá 57 tỷ euro (tương đương 61,65 tỷ USD) để giúp các địa phương ở nước này ứng phó với dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.