Italy xem xét đóng băng khoản vay cho nhà máy LNG Bắc Cực 2 của Nga
Theo hãng tin Reuters, việc Nga triển khai hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến Italy phải giữ lại phần tài trợ của họ cho dự án xây dựng nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Bắc Cực 2 trị giá 21 tỷ USD do công ty sản xuất khí đốt tư nhân Nga Novatek dẫn dắt.
Các đồng minh phương Tây đã thực hiện các bước chưa từng có để cô lập nền kinh tế và hệ thống tài chính Nga sau động thái nhằm vào Ukraine.
Ngày 28/2, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết lĩnh vực năng lượng đã được miễn trừ, nhưng các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành này vẫn còn để ngỏ.
Khả năng bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đã khiến Italy phải suy nghĩ lại về khoản vay của mình đối với nhà máy LNG Bắc Cực 2, mà theo các nguồn tin vào khoảng 500 triệu euro (561 triệu USD).
Công ty cho vay nhà nước Italy Cassa Depositi e Prestiti (CDP) và chi nhánh Nga của ngân hàng lớn nhất nước này là Intesa Sanpaolo đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho dự án của Novatek trong những tuần gần đây.
Khoản vay này được đảm bảo bởi SACE, cơ quan tín dụng xuất khẩu của Italy đã bảo hiểm gần 5 tỷ euro cho các dự án và đầu tư liên quan đến Nga.
Phát biểu với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, các nguồn tin cho biết khoản vay chưa được giải ngân, và CDP và Intesa Sanpaolo hiện đang kiên nhẫn ngồi chờ trong bối cảnh một loạt các công ty đang hạn chế quan hệ với Nga.
Một trong những nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận về số phận của khoản vay đang diễn ra giữa Intesa Sanpaolo, CDP, SACE và Bộ Tài chính Italy.
Một nguồn tin thứ ba gần gũi với vấn đề cho biết hiện tại, thỏa thuận cho vay vẫn được duy trì. Tất cả các bên liên quan đều từ chối cho ý kiến.
Italy, tuần trước đã công bố các biện pháp nhằm thúc đẩy sản lượng khí đốt trong nước lên khoảng 5 tỷ m3 mỗi năm từ mức 3,2 tỷ m3 hiện tại, đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt để giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine, nhà máy sản xuất LNG Bắc Cực 2 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2023 và đạt công suất sản xuất gần 20 triệu tấn LNG mỗi năm vào năm 2026.
Tháng 11/2021, Novatek đã công bố các thỏa thuận cho vay với các ngân hàng nước ngoài và Nga trị giá 9,5 tỷ euro, đảm bảo nguồn tài chính bên ngoài cần thiết cho dự án trên.
Các cổ đông của nhà máy sản xuất LNG Bắc Cực 2 là Novatek (60%), TotalEnergies (10%), CNPC của Trung Quốc (10%) và CNOOC (10%), cũng như Arctic LNG của Nhật Bản, một công ty của Mitsui & Co, Ltd. và JOGMEC (10%).
Năm 2021, các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu đã bày tỏ quan ngại về sự hỗ trợ tiềm năng từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực mà theo họ là không tương thích với các mục tiêu khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga ngừng cung cấp động cơ tên lửa cho Mỹ
21:03' - 03/03/2022
Ngày 3/3, Tổng Giám đốc cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết Nga sẽ ngừng cung cấp các động cơ tên lửa cho Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nga bị "cấm cửa" tham gia thị trường bảo hiểm London
19:02' - 03/03/2022
Vương quốc Anh ngày 2/3 thông báo sẽ "cấm cửa" các công ty Nga tham gia thị trường bảo hiểm London, trung tâm bảo hiểm thương mại và hàng hóa đặc biệt lớn nhất của thế giới.
-
Doanh nghiệp
Công ty năng lượng quốc doanh Italy chấm dứt quan hệ đối tác với phía Nga
16:50' - 03/03/2022
Công ty năng lượng quốc doanh Eni của Italy cùng các công ty châu Âu khác chấm dứt quan hệ đối tác với các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08'
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26'
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56'
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00'
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26'
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.