JCER: Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) vừa công bố báo cáo Dự báo Kinh tế châu Á Trung hạn, trong đó dự báo Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và sẽ vượt qua vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) về GDP vào năm 2035.
Với tiêu đề “Châu Á trong dịch COVID-19: Nước nào sẽ nổi lên”, báo cáo của JCER đánh giá các tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dự báo sự tiến bộ của các nền kinh tế châu Á so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Trong báo cáo này, JCER đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch COVID-19 gồm: kịch bản tiêu chuẩn và kịch bản dịch COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Trong kịch bản tiêu chuẩn, JCER giả định dịch COVID-19 chỉ là sự kiện nhất thời giống như động đất và sẽ không ảnh hưởng tới các cấu trúc kinh tế trong giai đoạn trung hạn.
Với giả định như vậy, JCER dự báo năm 2020, chỉ có các nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan vẫn duy trì tăng trưởng dương. GDP của Ấn Độ có thể giảm hơn 10%, trong khi Philippines có thể giảm 8%.
Các nền kinh tế Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore đều đang đối mặt với nguy cơ suy thoái với tốc độ hơn 6%.
Vào năm 2029, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, và năm 2035 khoảng cách giữa hai nền kinh tế có thể tương đương với quy mô của nền kinh tế Nhật Bản. Vào năm 2035, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ đạt 41.800 tỷ USD, chỉ thấp hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (42.300 tỷ USD).
Trung Quốc sẽ trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2023, và thu nhập bình quân đầu người ở nước này có thể đạt 28.000 USD/năm vào năm 2035, tương đương với con số hiện nay của Đài Loan. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn so với mục tiêu 30.000 USD/năm mà Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra.
Trong khi đó, Việt Nam có thể vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Điều này sẽ giúp Việt Nam vượt qua Đài Loan về quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia.
Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.000 USD.
Kịch bản nghiêm trọng hơn giả định dịch COVID-19 sẽ tồi tệ hơn, không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế hiện nay mà còn ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa, sự mở cửa thương mại và chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như nhiều nhân tố khác, làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn của nhiều quốc gia.
Trong kịch bản này, vào năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Mỹ, Việt Nam, Singapore và các quốc gia khác sẽ thấp hơn so với kịch bản tiêu chuẩn, chủ yếu do sự đình trệ về trao đổi thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ hầu như không bị ảnh hưởng và vẫn trỗi dậy mạnh mẽ.
JCER dự báo trong kịch bản này, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về quy mô của nền kinh tế vào năm 2028, sớm hơn 1 năm so với kịch bản chuẩn. Vào năm 2035, khoảng cách giữa hai nền kinh tế này sẽ nới rộng, và quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ lên tới 41.800 tỷ USD, cao hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (41.600 tỷ USD).
Trong khi đó, quy mô của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2035 sẽ vẫn nhỏ hơn của Đài Loan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn trực tuyến về hợp tác kinh tế Việt Nam – Italy
07:51' - 27/11/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 26/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức “Diễn đàn trực tuyến về hợp tác kinh tế Việt Nam – Italy” nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Indonesia: Kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững trong đại dịch COVID-19
17:27' - 24/11/2020
Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có hai quốc gia duy trì được đà tăng trưởng kinh tế tích cực trong giai đoạn dịch COVID-19. Đó là Việt Nam và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông quốc tế đánh giá lạc quan về kinh tế Việt Nam
16:58' - 20/11/2020
Nhiều hãng tin khu vực và thế giới đã dẫn số liệu của một loạt tổ chức và cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc tế đưa ra những dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Trung Quốc khẳng định hiệu quả của chính sách miễn thị thực
07:00'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính sách đi lại miễn thị thực của nước này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Công thương tham dự Diễn đàn Đông Nam Á và Tọa đàm Việt Nam tại Pháp
09:52' - 05/12/2023
Ngày 4/12 tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn hợp tác thương mại và đầu tư với Đông Nam Á.
-
Ý kiến và Bình luận
Hầu hết các nước chưa cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
08:58' - 04/12/2023
Hầu hết các quốc gia đã cam kết về mục tiêu trung hòa khí thải chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào về việc loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ chưa hài lòng với cam kết cắt giảm khí thải tại COP28
08:54' - 04/12/2023
Các cam kết cắt giảm khí thải tại Hội nghị Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện tại.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Đức đề ra phương án chống thâm hụt ngân sách
10:45' - 03/12/2023
Đức cần cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội, quốc tế và một số trợ cấp để lấp đầy “khoảng trống” 17 tỷ euro (18,50 tỷ USD) trong ngân sách năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Tìm ra "bệnh" thì cần kê đơn đúng liều
10:24' - 02/12/2023
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân về việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia: PMI ngành sản xuất cao nhất trong 7 tháng
08:35' - 02/12/2023
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Malaysia được điều chỉnh theo mùa của S&P Global đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Chống buôn lậu thuốc lá: Cần giải pháp mạnh hơn
06:15' - 02/12/2023
Nhu cầu tiêu thụ và lợi nhuận cao do thuốc lá nhập lậu mang lại nên tình hình nhập lậu thuốc lá về lâu dài vẫn diễn biến phức tạp, không loại trừ thủ đoạn của các đối tượng ngày càng manh động.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức và UAE cam kết đóng góp 200 triệu USD khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu
09:00' - 01/12/2023
Ngày 30/11, Đức và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã cam kết cung cấp 200 triệu USD để bồi thường thiệt hại ở các quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu.