Johnathan Hạnh Nguyễn: Khởi nghiệp từ số "0" đến danh xưng "vua hàng hiệu"

15:39' - 05/09/2022
BNEWS Johnathan Hạnh Nguyễn là một doanh nhân, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), nguyên là thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ.

Những ngày qua, nhiều thông tin về việc thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa mới của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn với tên gọi IPP Air Cargo.

Theo chia sẻ mới đây của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, công ty đã được 2 nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn thế giới có nhà máy sản xuất tại phía Bắc ký hợp tác bao tiêu vận chuyển.

Trong đó, mỗi hãng đăng ký sử dụng hai máy bay chở hàng của IPP Air Cargo. Nếu được cấp phép bay vào tháng 11, hãng bay này sẽ cất cánh lần đầu tiên tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng).

Câu hỏi nhiều người lăn tăn hiện nay là vị tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn này là ai? Điều hành tập đoàn nào?

 

Johnathan Hạnh Nguyễn là một doanh nhân, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), nguyên là thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ. Ông là người hỗ trợ cho việc mở đường bay chính thức giữa Việt Nam và Philippines.

Vào năm 1974, khi đó Johnathan Hạnh Nguyễn 23 tuổi ông đã sang định cư tại Philippines sau đó ông đi du học tại Mỹ. Trước khi chuyển sang làm kinh doanh, ông từng có 10 năm làm thanh tra tài chính cho Boeing Subcontractors.

Nhờ có ông mà vào ngày 4 tháng 9 năm 1985, Tổng thống Marcos thông qua quyết định mở đường bay giữa TPHCM và Manila; nhờ vào đường bay này mà đặt nền móng cho ông bước chân vào con đường kinh doanh và thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP).

Những năm đầu khởi nghiệp từ năm 1985-1988, ông đã thuê máy bay của Vietnam Airlines để chuyên chở hàng hóa tuy nhiên ông đã bị lỗ.

Sang những năm 90, ông rút chân ra khỏi kinh doanh hàng không đảm nhận Giám đốc khu vực Đông Dương hay cố vấn của tập đoàn Philippines Airlines và ông bắt đầu chuyển sang kinh doanh nhiều ngành nghề như lập liên doanh lắp ráp ô tô Hòa Bình (Hà Nội), xuất khẩu song mây, sản xuất dây khóa kéo, xây khách sạn, làm bếp ga…

Tiếp sau đó, ông chuyển sang kinh doanh một loạt các siêu thị, các cửa hàng miễn thuế như hệ thống Citimart, Maximark, Miền Đông và Bình Dân trong đó mô hình Citimart là mô hình siêu thị mua sắm tự chọn đầu tiên tại Việt Nam chuyên các sản phẩm nhập khẩu.

Vào năm 1993, ông đã mở cửa hàng miễn thuế tại sân bay Nội Bài rồi sau đó, mô hình cửa hàng này tiếp tục được nhân rộng ra nhiều tỉnh dọc biên giới như Tịnh Biên, Mộc Bài, Lao Bảo, Lào Cai… tuy nhiên các mặt hàng này lại tiêu thụ khá chậm.

Vào năm 1995, ông bắt đầu phân phối rượu cao cấp ở trong nước cũng nhờ đó, ông trở nên hiểu biết trong giới kinh doanh thời trang xa xỉ và tạo cho mình nhiều tập đoàn mẹ của hãng rượu đồng thời sở hữu trên dưới 40 thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng như Louis Vuitton, Bulgari, Christian Dior, Fendi…

Tính từ thời điểm 1996 tới nay, tập đoàn IPP của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư số vốn hơn 280 triệu USD vào 30 dự án, doanh số thu về hàng năm khoảng 460 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là người đứng sau những thương vụ đầu tư đình đám như tại Siêu thị Miền Đông, Khách sạn Nha Trang Lodge, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á.

Từ năm 2005 IPP đã mạnh dạn đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang... với doanh số hàng năm trung bình 400 triệu USD cho tất cả các Cty.

Tính từ thời điểm 1996 tới nay, tập đoàn IPP của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư số vốn hơn 280 triệu USD vào 30 dự án, doanh số thu về hàng năm khoảng 460 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.

Từ năm 2005 IPP đã mạnh dạn đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang... với doanh số hàng năm trung bình 400 triệu USD cho tất cả công ty.

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, từ năm 1996 đến nay, IPP đã hợp tác và đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Doanh số hàng năm của tập đoàn này tăng bình quân 15%, dự kiến đạt 1 tỉ USD vào cuối năm 2016. IPP có 5 lĩnh vực kinh doanh chính. Trong đó, phân phối xuất nhập khẩu chiếm 30%, bán lẻ thời trang mỹ phẩm 20%, cung cấp hàng miễn thuế 25%, thức ăn nhanh chiếm 15%, các hoạt động kinh doanh đầu tư khác chiếm 10%.

Hiện chưa có những nghiên cứu đầy đủ về lĩnh vực hàng miễn thuế. Bên cạnh đó, ngành kinh doanh phân phối xuất nhập khẩu của ông Hạnh Nguyễn, không đơn thuần ở một mặt hàng, nên khó đánh giá. Tuy nhiên, có thể tạm xem xét các ngành khác dựa trên nhiều số liệu liên quan, là ngành thức ăn nhanh và thời trang cao cấp.

Theo ông Hạnh Nguyễn, IPP hiện có chuỗi khoảng 80 cửa hàng. Có thể hiện tại chuỗi này chưa có lãi, vì trong giai đoạn đầu tư và chưa đạt tới quy mô hòa vốn. Nhưng có thể thấy, ngành này rất có tiềm năng.

Ngoài việc kinh doanh hàng hiệu xa xỉ, ông còn làm ăn buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục