Kamakura Foods - cơm hộp thời 4.0
Công ty khởi nghiệp Hong Kong Kamakura Foods, do cựu kỹ sư chip của Sony thành lập, đang tham vọng thách thức thị trường cơm hộp bento tại Nhật Bản. Chiến lược của Kamakura Foods là giới thiệu một nền tảng dựa trên công nghệ để phục vụ cơm hộp tự động, không phải tự cung cấp thực phẩm.
Bento thường được làm tại nhà, nhưng hiện nay hàng nghìn hộp cơm bento đang được bán tại các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng cơm bento chuyên dụng, thậm chí tại các nhà hàng để đáp ứng nhu cầu ăn trưa cao điểm.
Thương hiệu Wada Bento của Kamakura Foods đã bán được hơn 600.000 hộp cơm bento ở thị trường Hong Kong kể từ khi thành lập vào năm 2019. Công ty này có 40 máy tại 30 địa điểm trong các tòa nhà văn phòng, khuôn viên trường đại học và công trường. Kamakura Foods đang vận hành khu bếp riêng để chuẩn bị tới 1.200 hộp cơm bento kiểu Nhật mỗi ngày, bán các món ăn Hong Kong do các đối tác thực phẩm cung cấp để đáp ứng khẩu vị địa phương.
Trên đà phát triển đó, Kamakura Foods đã lắp đặt máy bán cơm bento đầu tiên tại Nhật Bản. Chiếc máy này được đặt tại Kitahama, khu thương mại trung tâm ở Osaka, bắt đầu phục vụ từ ngày 24/11.Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của hãng tin Nikkei Asia, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kamakura Foods, ông Jason Chen nói rằng người Nhật là chuyên gia trong lĩnh vực làm cơm hộp. Vì thế hướng đi của công ty là không đầu tư vào bếp. Ông nhận thấy cơ hội tuyệt vời trong việc cung cấp giải pháp logistics để phục vụ những hộp cơm bento nóng hổi, trong đó bao gồm chuỗi cung ứng giữa các nhà bếp và máy bán cơm bento độc quyền của công ty, cho những người gặp khó khăn trong việc mua cơm trưa vào giờ cao điểm tại các khu văn phòng trung tâm , đặc biệt là ở các thành phố lớn. Từ góc độ kinh doanh, Nhật Bản là một thị trường khổng lồ.Theo một cuộc khảo sát hàng năm của Hiệp hội chế biến món ăn Nhật Bản, doanh số bán "cơm hấp”, phần lớn bao gồm cơm nắm bento và onigiri, đạt tổng cộng 4.770 tỷ yen (31,6 tỷ USD) trong năm 2022, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt mức năm trước đại dịch COVID 2019.Máy bán cơm hộp tự động đầu tiên của Kamakura Foods ở Osaka sẽ được đặt cạnh hai chuỗi của hàng tiện lợi 7-Eleven và Lawson. Tại Nhật Bản, các cửa hàng tiện lợi cung cấp nhiều lựa chọn hộp cơm bento và cho phép khách hàng hâm nóng chúng trong lò vi sóng. Mặc dù các cửa hàng cơm hộp bento địa phương có thể phục vụ đồ ăn với chất lượng và giá cả cạnh tranh nhưng họ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là vào giờ ăn trưa các ngày trong tuần, vì mọi người không muốn xếp hàng chờ đợi.Mẫu máy bán hàng tự động mới nhất của Kamakura Foods có thể phục vụ cơm hộp trong 17 giây sau khi khách hàng đặt hàng và được thiết kế để có thể phục vụ cho những người ngồi xe lăn. Máy chứa nhiều loại bento, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau.Phần cốt lõi trong giải pháp công nghệ của ông Chen là kiểm soát nhiệt độ. Thực phẩm được bảo quản ổn định trên 65 độ C trong suốt thời gian cung ứng nhằm phục vụ khách hàng những bữa ăn nóng hổi và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.Máy bán cơm hộp tự động này được giảm sát và kiểm soát bằng hệ thống GPS và công nghệ Internet vạn vật (IoT) dựa trên đàm mây. Sau khi những hộp cơm bento được làm xong, chúng được đặt trong các hộp giữ ấm độc quyền, thường có thể đựng được 48 hộp cơm trưa, trong đó lò sưởi được đặt ở nhiệt độ trên 70 độ C hoặc cao hơn một chút.Hệ thống quản lý sẽ cho phép kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong thùng chứa từ xa nếu cần. Không cần sử dụng các phương tiện để vận chuyển hộp cơm từ nơi chế biến đến máy bán hàng tự động như những đơn vị khác. Đến nay, Kamakura Foods đã nhận được 8 bằng sáng chế trong số 9 bằng sáng chế được nộp tại Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc.- Từ khóa :
- kamakura foods
- wada bento
- cơm hộp
- máy bán hàng tự động
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Baemin chào Việt Nam: Lời tạm biệt sau hành trình 4 năm đầy cảm xúc
10:10' - 25/11/2023
Baemin đến và sắp rời thị trường Việt Nam sau chỉ vỏn vẹn 4 năm, nhưng ứng dụng giao đồ ăn này đã đặt một dấu ấn dí dỏm, sáng tạo và giàu cảm xúc khó quên trong tâm trí người dùng Việt Nam.
-
Phân tích doanh nghiệp
"Liều doping" của kỳ lân phần mềm Postman
10:29' - 18/11/2023
Trong 10 năm, ông Asthana đã biến công ty nhỏ của mình thành một kỳ lân thịnh vượng với đội ngũ nhân viên đông đảo làm việc ở khoảng 20 quốc gia.
-
Phân tích doanh nghiệp
Starbucks Việt Nam - Hành trình thu trái ngọt từ hạt đắng cà phê
09:57' - 11/11/2023
Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2013, Starbucks đã có những bước đi ra sao để có thể thu về những trái ngọt từ hạt đắng cà phê tại một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới?
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.