Kế hoạch tăng thuế tiêu dùng của Nhật Bản vẫn sẽ đúng lịch trình
Nghị sĩ Kozo Yamamoto thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ vẫn thúc đẩy kế hoạch tăng thuế tiêu dùng theo lịch trình vào tháng 10/2019 tới, cho dù nhu cầu toàn cầu chậm lại và tăng trưởng tiền lương yếu gây sức ép lên nền kinh tế.
Mặc dù có một số nhà phân tích suy đoán Thủ tướng Abe có thể sẽ ngừng tăng thuế tiêu dùng, song ông Abe đã nhiều lần nói rằng sẽ vẫn tiến hành kế hoạch này trừ phi có một cú sốc quy mô như vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) hồi năm 2008 đánh vào nền kinh tế toàn cầu. Ông Kozo Yamamoto cho rằng BoJ không thể làm gì nhiều hơn để khởi động nền kinh tế trong khuôn khổ chính sách hướng đến lãi suất hiện nay.Ông Yamamoto cũng nhận định quyết định của BoJ về việc thay đổi mục tiêu chính sách lãi suất thay vì in tiền hồi năm 2016 là “một sai lầm”, cho rằng việc cắt giảm lãi suất không phải là công cụ hiệu quả như chương trình mua tài sản quy mô lớn.
Theo ông, BoJ nên đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, song khó có thể làm được điều này theo khuôn khổ chính sách hiện nay. Ông Yamamoto cũng bày tỏ sự không đồng tình với việc tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào tháng 10 tới vì tiền lương vẫn còn thấp.
Theo ông, Chính phủ Nhật Bản nên tăng cường chi tiêu nếu việc tăng thuế làm tổn thương nền kinh tế quá nhiều.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất của Nhật Bản, làm gia tăng lo ngại rằng chu kỳ tăng trưởng kỷ lục thời hậu chiến tranh nhờ chính sách Abenomics có thể kết thúc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 10/2019
21:02' - 15/10/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 15/10 thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng sắc thuế tiêu dùng từ mức 8% hiện nay lên 10% như dự định vào tháng 10/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Nợ công của Italy lần đầu tiên vượt mức 3.000 tỷ euro
09:32'
Ngày 15/1, Ngân hàng Trung ương Italy cho biết, nợ công của quốc gia này đã lần đầu tiên vượt quá 3.000 tỷ euro (3.087 tỷ USD) vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên mức kỷ lục
09:15' - 15/01/2025
Thâm hụt ngân sách nước này đã tăng lên mức kỷ lục trong quý (từ tháng 10 đến tháng 12/2024). Nguyên nhân chủ yếu là chi tiêu tăng trong khi nguồn thu từ thuế giảm.
-
Tài chính
IMF công bố đánh giá ảm đạm về chương trình hỗ trợ tài chính cho Argentina
09:14' - 15/01/2025
Báo cáo đánh giá của IMF công bố tập trung vào chương trình cho vay ban đầu trị giá 44 tỷ USD đã được phê duyệt cho Argentina.
-
Tài chính
Canada sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ áp thuế
07:45' - 14/01/2025
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Canada sẵn sàng áp dụng các biện pháp đáp trả đối với Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực hiện những lời đe dọa về thuế quan của mình.
-
Tài chính
Tiếp tục điều hành ngân quỹ chặt chẽ, linh hoạt
18:58' - 13/01/2025
Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, năm 2025 sẽ tiếp tục quản lý quỹ ngân sách nhà nước chặt chẽ, an toàn; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách.
-
Tài chính
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
17:20' - 13/01/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, mức giảm trừ khi tính thuế phải dựa vào đời sống thực tế của người dân, các chi phí thực tế như ốm đau, bệnh tật, nuôi con ăn học cần được tính vào.
-
Tài chính
Thái Lan nghiên cứu thực hiện hệ thống thuế thu nhập âm
08:39' - 13/01/2025
Thứ trưởng Tài chính Thái Lan Julapun Amornvivat ngày 12/1 cho biết, Bộ Tài chính nước này đã thành lập một Ủy ban Cải cách Thuế để nghiên cứu việc thực hiện hệ thống Thuế thu nhập âm (NIT).
-
Tài chính
Triển khai nâng cấp hạ tầng quản lý rủi ro về hóa đơn điện tử
16:11' - 12/01/2025
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ngành thuế triển khai hóa đơn điện tử thời gian qua đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, người nộp thuế, cơ quan thuế và toàn xã hội.
-
Tài chính
Moody’s nâng triển vọng về tín dụng của khu vực cận Sahara
06:30' - 12/01/2025
Tổ chức đánh giá tín dụng uy tín của Mỹ Moody’s đã nâng triển vọng đối với các yếu tố cơ bản về tín dụng của khu vực cận Sahara từ tiêu cực lên ổn định.