Kết hợp hài hòa chính sách trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế
Tại Diễn đàn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế 2022-2023: Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp, diễn ra ngày 25/3, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV cho rằng, tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam ban hành Chương trình phục hồi kinh tế vào gần 3 tháng trước.
Tuy nhiên, khi xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế đã có tính toán đến các yếu tố bất ổn khác của dịch COVID-19, nên khi thiết kế chương trình thực hiện đã có dự liệu các giải pháp. Một trong những giải pháp đó là kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để phù hợp với biến động về vĩ mô. Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay cộng với ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã tác động đến giá cả và chuỗi cung ứng toàn cầu; làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đe dọa đến bất ổn kinh tế vĩ mô. Bối cảnh đó lại càng cho thấy, việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế có ý nghĩa quan trọng hơn, cấp thiết hơn. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề thực thi Chương trình phục hồi kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện tốt các giải pháp hài hòa chính sách tiền tệ. Đặc biệt, việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế nhanh, triển khai các gói hỗ trợ kịp thời cũng tạo cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ thuận lợi, đúng thời điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách đã được thực thi sớm thì rất nhiều chính sách hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và chờ để triển khai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của khu vực doanh nghiệp.Để Chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh sự quyết liệt, linh hoạt, cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, có sự thống nhất của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.
Còn chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong 2 năm (2020-2021), Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, khiến nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp.
Nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm thích ứng an toàn với dịch COVID-19 vào tháng 10/2021, nền kinh tế đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng GDP quý IV/2021 đạt 5,22%, dự báo quý I/2022, đà phục hồi kinh tế trong nước vẫn được tiếp tục duy trì.
Tuy nhiên, theo ông Võ Trí Thành, đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang gặp phải 2 vấn đề. Thứ nhất, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đạt 4,9%, nhưng tháng 1/2022 con số dự báo mới nhất được IMF đưa ra là 4,4% và con số công bố vào tháng 4/2022 tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn được IMF dự báo giảm hơn nữa. “Mức giảm này được dự báo trước khi xảy ra xung đột của Nga và Ukraine. Nguyên nhân là do nền phục hồi kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng cao, ngoài ra nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ và gói hỗ trợ đã “co” lại. Điều đó làm ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi kinh tế thế giới”, ông Thành cho biết. Trong khi đó, bất ổn chính trị trên thế giới không chỉ tác động nặng nề đến kinh tế của hai quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. “Theo đó, sẽ dẫn đến sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến giá cả tăng mạnh, áp lực lớn lạm phát.”, ông Võ Trí Thành nhận định. Vấn đề thứ 2 là rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô, điều này đã bắt đầu xuất hiện vào năm 2021. Sang năm 2022, khi nghiên cứu và triển khai Chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong 2 năm (2022-2023), ngoài hỗ trợ về y tế, an sinh xã hội, việc làm, doanh nghiệp, lao động, hợp tác xã, hộ gia đình… thì cũng có thể mang lại những rủi ro như: thâm hụt ngân sách, nợ công hoặc doanh nghiệp có thể chuyển tiền hỗ trợ vào các kênh đầu tư tài chính...Theo đó, ngay cả khi thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế thật tốt thì tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 vẫn có thể giảm so với tính toán vào thời điểm đầu năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đà phục hồi kinh tế-xã hội và phát triển trong hội nhập
13:29' - 23/03/2022
Qua hai năm phòng, chống và thích ứng với đại dịch COVID-19 là minh chứng sinh động cho ý chí tự lực, tự cường của đất nước, của các cơ quan đơn vị, địa phương, từng gia đình và mỗi người dân Việt Nam
-
Phân tích - Dự báo
“Biến số” đe dọa quá trình phục hồi kinh tế Indonesia
06:30' - 23/03/2022
Tình trạng căng thẳng địa chính trị gia tăng hiện nay, đặc biệt là tại Ukraine, cũng như một số yếu tố khác có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi kinh tế của Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa du lịch, rộng cánh cửa phục hồi kinh tế
17:02' - 16/03/2022
Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, phát triển sản xuất, kinh doanh, việc mở cửa du lịch sẽ là bàn đạp để Việt Nam nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN sẽ nâng cấp các hiệp định thương mại để phục hồi kinh tế khu vực
16:54' - 16/03/2022
Ngày 16/3, Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Nhóm các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN muốn nâng cấp các hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.