Kết nối chuỗi sản xuất - Bài 2: Vá lỗ hổng cung ứng
Trong dòng chảy chung của chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu, các ngành sản xuất tại Việt Nam đang chuyển mình trước vận hội mới.
Mặc dù vẫn còn đó những thách thức đối với nền kinh tế hậu COVID-19, nhưng nền kinh tế không tiếp xúc cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.
Tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây, đón nhận đa dạng nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, nhất là dòng vốn chảy vào nhiều ngành sản xuất, kinh doanh...Điều này mang lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
* Yêu cầu toàn cầu hóa
So với đa số các nền kinh tế khác, triển vọng của nền Việt Nam được đánh giá là rất tích cực nhờ những nỗ lực cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh... Đồng thời, Việt Nam đang cho thấy hiệu quả kiểm soát dịch bệnh và khả năng tranh thủ thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế đang dịch chuyển. Bên cạnh việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Việt Nam là nước duy nhất duy trì tăng trưởng kinh tế dương trong các nước ASEAN-5 trong năm 2020, thì tại Việt Nam làn sóng toàn cầu hóa doanh nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Đặc biệt, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, đồng thời đây được xem là chìa khóa để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội đầu tư, sản xuất, kinh doanh thành công trong thời gian tới.
Theo phân tích của ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, không chỉ doanh nghiệp mà các quốc gia cần đáp ứng nhu cầu thị trường về năng lực cốt lõi và công nghệ trong dòng chảy mới của chuỗi cung ứng toàn cầu ở mọi ngành nghề, lĩnh vực.Đơn cử, kết quả nhiều khảo sát trong thời gian gần đây cũng cho thấy, nếu các nhà máy sản xuất chuyển ra khỏi Trung Quốc thì dự báo sẽ chuyển sang khu vực Đông Nam Á, Mexico và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn bị cạnh tranh bởi nhiều quốc gia trong khu vực.
Điều này cho thấy, cùng với việc hình thành khu chế xuất - khu công nghiệp đón dòng vốn đầu tư, nhà đầu tư, thì Việt Nam phải kèm theo việc đáp ứng những yêu cầu về đảm bảo cơ sở hạ tầng, giao thông...Còn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nội địa phải nhanh chóng toàn cầu hóa doanh nghiệp từ quản trị công ty cho đến tăng gia trị gia tăng sản phẩm để tiếp cận chuỗi cung ứng của công ty đa quốc gia.
Ở góc độ tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư, ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Reed Tradex Vietnam LLC cho hay, làn sóng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết dưới tác động của dịch COVID-19 và Việt Nam đang nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu về địa điểm đầu tư.Điều này đến từ nguyên nhân nền kinh tế Việt Nam luôn vận động không ngừng, với nhiều cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư linh hoạt, cùng với đa dạng Hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực trong thời gian gần đây.
Dự báo trong giai đoạn năm 2020 - 2021, nhiều nhà đầu tư tiếp tục chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á, cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.Tuy nhiên, ở giai đoạn trong trạng thái bình thường mới, với nhiều xu hướng xuất hiện đan xen, nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi đòi hỏi tư duy và quản trị sản xuất, kinh doanh thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi, khủng hoảng và rủi ro.
Mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh và cần tập trung vào thế mạnh đó, đồng thời tùy theo ngành nghề, lĩnh vực, quy mô... doanh nghiệp có thể chọn lựa chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh phù hợp với sự chuyển động của thị trường và đón cơ hội từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu.Song song đó, khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi và mang tính chiến lược dài hơi.
Ông Don Lam, Đồng sáng lập và Tổng giám đốc Quỹ đầu tư VinaCapital cho biết, hầu hết công ty đa quốc gia thường có những yêu cầu theo chuẩn quốc tế khi đầu tư và hợp tác kinh doanh.Đây có thể là yêu cầu khó khăn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, nhưng nếu không vượt qua thách thức này hay phát triển bền vững theo xu hướng thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam khó chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
*Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, qua khảo sát thực tế, nhu cầu hợp tác với nhà cung cấp trong nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng ngày càng tăng.Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước còn hạn chế trong tính cam kết cải tiến liên tục hoạt động sản xuất và cung ứng phát triển dài hạn.
Điển hình, doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phổ biến chỉ đủ năng lực cung ứng những đơn hàng lẻ, trong khi nhu cầu của tập đoàn đa quốc gia là đơn hàng lớn và yêu cầu quy mô sản xuất hàng loạt.Cùng với đó, đối tác đa quốc gia luôn đòi hỏi yêu cầu về tiêu chuẩn cung ứng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn chất lượng, trách nhiệm xã hội, an toàn nhà máy, an toàn lao động…
Trong năm 2020, thị trường Tp. Hồ Chí Minh cũng đón nhận hàng loạt nhà đầu tư, nhà sản xuất thiết bị công nghiệp đầu cuối quốc tế như Panasonic, Bosch, TTI, Samsung, Klaus... đang có nhu cầu tìm thêm nhà cung cấp, tăng tỉ lệ nội địa hóa để chủ động hơn và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh.Trong đó, Công ty Techtronic Industries Co. Ltd. (TTI) chuyên sản xuất thiết bị không dây mong muốn tìm đến 200 nhà cung cấp trong nước để phục vụ cho dự án nhà máy 650 triệu USD đang được triển khai ở khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh.
Theo bà Hoàng Thu Thủy, Trưởng Bộ phận quản lý mua hàng toàn cầu của Panasonic Việt Nam, hiện doanh mục sản phẩm sản xuất tại Việt Nam của tập đoàn rất đa dạng như tủ lạnh, máy lạnh, thi vi, đồ điện gia dụng… nên nhu cầu phát triển nhà cung cấp phụ kiện tại chỗ là rất lớn. Đặc biệt, Panasonic Việt Nam dành cơ hội cho các nhà cung cấp như nhau, kể cả doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước. Tuy nhiên, muốn đáp ứng những yêu cầu trong dòng chảy chung của chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp cần đầu tư chuyên sâu, định hướng và chọn lựa một vài mắt xích phù hợp trong chuỗi cung ứng để tham gia.Trước khi đặt mục tiêu tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nội địa, hiệp hội ngành hàng với nhau... để cùng nhau hợp tác phát triển và cải thiện năng lực cốt lõi.
Để doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành đồng loạt cơ chế chính sách kết nối ngân hàng và doanh nghiệp để hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới...Trong đó, có thể kể đến một số chương trình, gồm: Dự án phát triển nhà cung cấp trong nước do nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ; Dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương trình kết nối cung cầu sản phẩm giữa doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh với doanh nghiệp đầu-cuối, doanh nghiệp FDI...
Bà Lê Duy Oanh, Phó giám đốc Trung tâm phát triển Công nghiệp hỗ trợ thuộc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho hay, trong thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh đã có nghị quyết về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2018 - 2020 và đang xây dựng nghị quyết mới giai đoạn năm 2021 - 2025 để tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Cụ thể, trong năm 2021 sẽ có những đổi mới để chính sách này tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tiếp cận tham gia những chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về phía doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài khi tìm kiếm và xây dựng chuỗi cung ứng nội địa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng cam kết hỗ trợ nhà cung cấp nội địa tại Việt Nam thực hiện sản xuất tinh gọn, cải tiến quy trình kiểm soát.Đồng thời, doanh nghiệp FDI hợp tác bộ, ngành đưa ra giải pháp đánh giá nhà cung cấp, thiết kế và triển khai hệ thống quản lý chất lượng, thiết kế hệ thống tự động, phát triển nhà cung cấp...
Thống kê từ đầu năm 2020 đến nay, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh phối hợp nhiều đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, đã hỗ trợ khoảng 60 doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước tại Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... hợp tác cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp FDI. Qua hơn hai năm triển khai kích cầu, đã có 1.500 lượt doanh nghiệp, đơn vị tiếp cận cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp trên địa bàn đổi mới công nghệ, thiết bị để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu./.>>>Kết nối chuỗi sản xuất - Bài 1: Tạo động lực tăng trưởng mới
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng mới?
14:52' - 19/11/2020
Việc thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.
-
DN cần biết
Nhiều tập đoàn Hoa Kỳ quan tâm đầu tư vào Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng
17:02' - 18/11/2020
Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ sau 25 năm đã đạt được bước tiến vuợt bậc và ưu tiên trong thời gian tới là thiết lập chuỗi sản xuất, kết nối thị trường để đảm bảo sự phát triển cân bằng, bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Gỡ vướng mắc mặt bằng dự án truyền tải giải tỏa công suất hai Nhà máy nhiệt điện
11:23'
UBND huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) làm việc với EVNNPT bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 3.
-
Doanh nghiệp
Netflix đầu tư 1 tỷ USD vào ngành công nghiệp điện ảnh Mexico
07:33'
Công ty giải trí và dịch vụ truyền hình trực tuyến của Mỹ Netflix thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD để sản xuất phim, phim truyền hình và phát triển ngành công nghiệp điện ảnh ở Mexico trong 4 năm tới.
-
Doanh nghiệp
Moody's hạ mạnh bậc tín nhiệm của Nissan
19:24' - 21/02/2025
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa hạ bậc tín nhiệm của hãng xe Nissan xuống mức không đáng đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Hai nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á muốn “về chung nhà”
17:41' - 21/02/2025
Hai nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á là Grab và GoTo được cho là đã tiến hành các cuộc đàm phán sáp nhập trong thời gian gần đây.
-
Doanh nghiệp
Ngành dược phẩm lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
09:06' - 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố xem xét áp thuế 25% đối với ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm từ tháng Tư tới.
-
Doanh nghiệp
Siết chặt kỷ luật vận hành, đảm bảo truyền tải điện an toàn, ổn định
08:14' - 21/02/2025
PTC3 cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý vận hành đường dây; triển khai ứng dụng công nghệ trong việc kiểm tra trạm biến áp bằng UAV và trí tuệ nhân tạo để các đơn vị khác áp dụng.
-
Doanh nghiệp
Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá
07:43' - 21/02/2025
“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft ngày 19/2 đã công bố một sản phẩm chip máy tính mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chống ô nhiễm đến phát triển tân dược.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
16:36' - 20/02/2025
Nền kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% thành quả đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, tạo hơn 80% việc làm ở thành thị.
-
Doanh nghiệp
Gucci đã đăng ký thương hiệu tại Nga
09:12' - 20/02/2025
Công ty Gucci có trụ sở tại Florence, Italy, đã đăng ký thành công nhãn hiệu Gucci với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nga Rospatent để bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm quần áo và phụ kiện.