Nhiều tập đoàn Hoa Kỳ quan tâm đầu tư vào Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng
Đây là nhận định của các đại biểu lại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2020: “25 năm quan hệ kinh tế và con đường phía trước” do Bộ Công Thương phối hợp UBND Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18/11.
Nhiều thành tựu ấn tượng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, trong 25 năm hợp tác, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng.
Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Hoa Kỳ.
Thành công này đạt được là nhờ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực phối hợp, tập trung giải quyết kịp thời và hiệu quả vấn đề thương mại ưu tiên, bao gồm việc mở cửa thị trường cho nông sản, hàng công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin của nhau, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy ký kết nhiều dự án, hợp đồng thương mại lớn. Hai nước cũng đang triển khai có hiệu quả hoạt động hợp tác thông qua cơ chế đối thoại của Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) trên tinh thần hợp tác, xây dựng, công bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên.Theo ông Đỗ Thắng Hải, về bản chất Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau. Điều này thể hiện rõ trong việc Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ, da giày, thủy sản, đồ điện tử…trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn nhập khẩu các sản phẩm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ nguồn...
Đây là lý do kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng với tốc độ ấn tượng trong suốt 25 năm qua.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 lên gần 75,7 tỷ USD năm 2019.
Trong 9 tháng năm 2020, dù chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt 65,1 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 54,7 tỷ USD; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 10,4 tỷ USD.
Ở góc độ địa phương, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ BIA năm 2001 có hiệu lực đã phát triển rất ấn tượng.
Theo đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019, Hoa Kỳ chiếm gần 18% kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Hiện trên địa bàn thành phố có 131 văn phòng đại diện của thương nhân Hoa Kỳ, đây là đầu mối hiệu quả cho xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm may mặc, cà phê, hạt điều, đồ gỗ…
Từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng của dịch COVID -19 xuất khẩu của thành phố sang Hoa Kỳ vẫn đạt 6,1 tỷ USD, tăng 1,1 % so với cùng kỳ năm 2019.
Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị
Ông Đỗ Thắng Hải thông tin, những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và nguy cơ đình trệ gây ra bởi đại dịch COVID -19 thời gian qua đã thúc đẩy các công ty lớn; trong đó nhiều tập đoàn của Hoa Kỳ quan tâm hơn đến việc đầu tư vào Việt Nam để phát triển mô hình chuỗi cung ứng mới với các hệ thống cung ứng dự phòng đặt tại nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo sự bền vững và tính liên tục.
Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, đây là thời điểm Việt Nam đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu tư, quảng bá về cơ hội, tiềm năng để thu hút dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ.
Đặc biệt là những lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, y tế, tài chính, hàng không, bán lẻ, giáo dục…
Đó sẽ là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy trao đổi về những vấn đề chiến lược quan trọng trong tương lai. Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu đi Hoa Kỳ bằng chính công nghệ và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, gắn với xây dựng chuỗi cung ứng khép kín tạo ra hiệu quả chắc chắn cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Bà Marie C. Damour, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam - Hoa Kỳ đều có mục tiêu là đa dạng hóa chuỗi cung ứng và phát triển hài hòa, cân bằng về thương mại.
Do đó, hai bên cần tận dụng đà tăng trưởng đã đạt được trong thời gian qua để hướng tới một tầm cao mới trong hợp tác kinh tế, đặc biệt là thương mại song phương.
Theo bà Marie C. Damour, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng, kinh tế số… Cụ thể, trong lĩnh vực năng lượng, nhu cầu của Việt Nam có thể tăng trưởng 10%/năm, nhu cầu đầu tư phát trển cơ sở hạ tầng của Việt Nam lên tới hàng tỷ USD. Đây đều là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh và mong muốn hợp tác phát triển.
Ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ chia sẻ, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng từ quý III/2020 nền kinh tế Hoa Kỳ đã bắt đầu phục hồi rất ấn tượng.
Với vai trò là cơ quan cầu nối quan trọng, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ ưu tiên cao cho việc trao đổi, thảo luận tìm kiếm các phương thức tiếp cận, phát triển thị trường và xây dựng năng lực, thích ứng với các yêu cầu, quy định kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ.
Cùng với các chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (California), Houston (Texas) và Trung tâm Xúc tiến thương mại đặt tại New York, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (Washington DC) sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối với các đối tác nước sở tại để thúc đẩy hợp tác cộng đồng doanh nghiệp hai nước theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần đưa hợp tác song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lên một tầm cao mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai
19:06' - 30/10/2020
Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai.
-
DN cần biết
Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử Amazon
16:17' - 21/10/2020
Khai thác lợi thế của các sàn thương mại điện tử là phương án tiếp cận, khai thác thị trường Hoa Kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong bối cảnh hiện nay và hậu COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21'
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
09:00' - 03/05/2025
Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.