Kết nối giữa các chủ hàng và công ty cung cấp dịch vụ logistics lại gần hơn

10:23' - 06/09/2022
BNEWS Logistics tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng kết nối trong thị trường logistics còn rời rạc.

Logistics tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ phát triển bình quân 12% - 14%/ năm, đóng góp 4% - 5% GDP cả nước. Tuy phát triển mạnh mẽ nhưng kết nối trong thị trường logistics Việt Nam còn rời rạc.  

Do đó, theo các chuyên gia trong ngành thì cần có một giải pháp mới giúp kết nối hiệu quả giữa chủ hàng và các công ty logistics dựa trên sự am hiểu sâu về ngành logistics, kết hợp với yếu tố công nghệ để đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của cả chủ hàng và các công ty logistics quốc tế ở Việt Nam. Sàn thương mại điện tử Phaata đầu tiên của Việt Nam cho ngành Logistics được xem là giúp tối giản cách các ông chủ đưa hàng hoá từ Việt Nam ra nước ngoài.  

Phaata chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2020 tại website thương mại điện tử Phaata.com.   

Thông qua Phaata, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể lựa chọn đối tác vận chuyển, ngày khởi hành, thời gian vận chuyển… Đặc biệt, chi phí vận chuyển được báo chi tiết theo giá cước và từng loại phụ phí phát sinh… chỉ bằng vài cú click chuột thay vì phải chờ đợi cả ngày hoặc lâu hơn như trước đây.

Đối với các công ty cung cấp dịch vụ logistics/ đại lý giao nhận (freight forwarder), Phaata hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, triển khai các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Giống như những sàn thương mại điện tử khác, doanh thu của Phaata hiện nay đến từ thu phí các gian hàng “premium” và hợp đồng quảng cáo từ các công ty logistics, hãng tàu và cảng. 

Là một người làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, logistics hơn 20 năm, ông Nguyễn Hoài Chung, Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành Phaata cho biết, trước đây, khi có nhu cầu về dịch vụ logistics, các chủ hàng không có nhiều thông tin về thị trường và có rất ít sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Những công ty cung cấp dịch vụ logistics mà chủ hàng đang biết đến có thể không đáp ứng được nhu cầu của họ như giá cước vận chuyển cao, không chuyên tuyến, dịch vụ kém chất lượng… Điều này khiến cho các chủ hàng bị mất lợi thế cạnh tranh về logistics trước các đối thủ của mình. 

Ở một khía cạnh khác, trong lĩnh vực vận tải quốc tế, giá cước thường có hiệu lực khá ngắn, có khi hiệu lực chỉ một vài ngày.  Vì vậy, ông Nguyễn Hoài Chung cho rằng khi có giá cước tốt, các công ty logistics cần phải chào bán dịch vụ thật nhanh ra thị trường, nếu không khi hết hạn sẽ thành vô nghĩa. Nền tảng Phaata giúp các công ty logistics có thể quảng bá tức thời dịch vụ ra khắp thị trường, từ đó có thể tối ưu cơ hội kinh doanh. Đồng thời cũng giúp cho chủ hàng có được cơ hội tìm được giá cước rất tốt.

Theo ông Nguyễn Hoài Chung, ở Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế và khoảng 90.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sau hai năm hoạt động, Phaata hiện đã có hơn 1.300 gian hàng của các công ty logistics đăng ký sử dụng. như Hãng tàu COSCO (COSCO Shipping Lines), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Saigon Newport Corporation), U&I Logistics Corporation, Cảng Đồng Nai (Dong Nai Port), INTERLINK, ASL Logistics, Pacific Lines, Seahorse Shipping, Legend Cargo, PAM CARGO, Pigeon Logistics, VTL…  

Bên cạnh đó, Phaata cũng được hàng ngàn chủ hàng/công ty xuất nhập khẩu đăng ký sử dụng như KAMY Import Export, Soltec Việt Nam, TD Food Asia, Mosc Việt Nam, Phương Nam, Đồng Tâm, Furniture Today Group, European Plastic, Đien Quang Lamp, Mekong Seafood Connection, Ecoplexus, Vikohasan Fiber, Michem Vietnam, Polytek Corporation, TOYO Grinding Ball, Nafoods Group…  

Ông Nguyễn Hoài Chung chia sẻ, trong vòng 2 năm tới, công ty đặt mục tiêu sẽ mời được hầu hết các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu ở Việt Nam tham gia sử dụng Phaata, từ đó làm đòn bẩy tiếp tục mở rộng sang các nước Đông Nam Á. Cũng như Việt Nam, nhiều nước trong khu vực đang thiếu một nền tảng thông tin minh bạch.  

Chuyển đổi số là xu hướng và động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ hiện nay. Theo nghiên cứu mới nhất của Statista, doanh thu thị trường thương mại điện tử mô hình B2B đặc biệt tăng gấp 5 lần so với mô hình B2C, và được dự đoán là ở mức 80 tỷ USD trong năm 2022. Tại Việt Nam, đây là mô hình còn đang mới mẻ nhưng được dự báo thúc đẩy kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng, không chỉ ở quy mô trong nước mà còn dễ dàng hỗ trợ giao dịch toàn cầu./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục