Kết nối với ASEAN là một ưu tiên hàng đầu đối với Ấn Độ
Hội nghị có chủ đề "Động lực cho kết nối số và tự nhiên đối với châu Á trong thế kỷ 21".
Tham dự hội nghị lần này có Bộ trưởng Giao thông đường bộ, đường cao tốc, vận tải biển và nguồn nước, phát triển sông và làm sạch sông Hằng, Nitin Gadkari, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao V. K. Singh, Bí thư phương Đông Bộ Ngoại giao Preeti Saran của Chính phủ Ấn Độ, đại sứ và đại diện ngoại giao các nước ASEAN, các đoàn đại biểu của các nước ASEAN và Ấn Độ cùng đông đảo phóng viên nước sở tại.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm dẫn đầu tham dự và có bài phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Quốc vụ khanh V. K. Singh cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh kết nối với ASEAN là một ưu tiên hàng đầu đối với Ấn Độ.
Ông khẳng định hội nghị lần này phản ánh cam kết mạnh mẽ của New Delhi đối với tất cả các bên tham gia nhằm tăng cường kết nối với Ấn Độ, với ASEAN và các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các sáng kiến kết nối bao trùm các dự án kết nối tự nhiên và số đều là để bổ sung cho các lĩnh vực chiến lược trong Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN đến năm 2025 (MPAC 2025), nhất là về cơ sở hạ tầng bền vững, đổi mới số, logistics liền mạch, v.v... trong bối cảnh Ấn Độ có kết nối nhiều mặt với ASEAN như kết nối về đường bộ, đường hàng không, đường biển, văn hóa, văn minh và giao lưu nhân dân.
Ông Singh nhấn mạnh giao thương đường biển trong lịch sử giữa ASEAN và Ấn Độ cũng phát triển thông qua eo biển Malacca để tới khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thậm chí, giao thương đường biển ngày nay đã thành trở cột trụ với khu vực miền Đông và ngoài khu vực này của Ấn Độ.
Về mặt kết nối tự nhiên, Ấn Độ đã thực hiện một số dự án hành lang quốc tế trở thành cầu nối trên biển và trên bộ giữa các bang vùng Đông Bắc với các nước thành viên ASEAN.
Về mặt kết nối số, Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với ASEAN, trong đó có lĩnh vực nông thôn khi công nghệ đã giúp kết nối số 250.000 ngôi làng ở Ấn Độ.
Ông Singh cho biết giờ đây, Ấn Độ đang nỗ lực hướng tới chia sẻ những thành quả của các cuộc cải cách với ASEAN và tận dụng những cơ hội hiện có trong thực hiện các ưu tiên chiến lược của MPAC 2025.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai bên, nhất là về du lịch, an ninh hàng hải, quản lý thảm họa, v.v...
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết trong 25 năm qua, ASEAN và Ấn Độ đã hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ đang mở rộng nhanh chóng, đem lại lợi ích cho người dân ASEAN và Ấn Độ. T
Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng hội nghị lần này sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi quan điểm và thông tin về hợp tác trong những lĩnh vực chủ chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, giao thông vận tải, giáo dục, và phát triển nguồn nhân lực.
Ông Phan Tâm nhấn mạnh, trong khi ghi nhận những thành tựu và việc thành lập Cộng đồng ASEAN, ASEAN cũng đang hợp tác chặt chẽ để thực hiện tầm nhìn trong thực hiện MPAC 2025, dành ưu tiên cho kết nối về số và tự nhiên với các nước đối thoại.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đã điểm lại những lĩnh vực ưu tiên trong kết nối số và kết nối tự nhiên, đồng thời khẳng định là một đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN, Ấn Độ đã và đang hợp tác chặt chẽ với hiệp hội ở nhiều dự án chung trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên đã và đang được tăng cường đáng kể với những sáng kiến, dự án cụ thể đang được triển khai và ASEAN hoan nghênh những cam kết mới của Chính phủ Ấn Độ trong việc thúc đẩy hợp tác trong hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho ASEAN.
Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng hội nghị lần này sẽ là cơ hội tốt để thảo luận và chia sẻ quan điểm về nhiều hoạt động sẽ mang lại lợi ích và có thể thực hiện được cho cả ASEAN và Ấn Độ, đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên lên một tầm cao mới.
Ông khẳng định Việt Nam chắc chắn ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Nitin Gadkari cho biết, Ấn Độ đã đề xuất gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD để thúc đẩy các dự án kết nối đường biển, đường hàng không và đường bộ với ASEAN.
Ngoài ra, Ấn Độ đã lập một quỹ phát triển dự án trị giá 77 triệu USD để phát triển các đầu mối chế tạo ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Ông cho hay thỏa thuận về hợp tác giao thông trên biển giữa ASEAN và Ấn Độ hiện cũng đang được thảo luận.
ASEAN và Ấn Độ cũng đã nhất trí thành lập một nhóm làm việc về vận tải biển giữa Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để đánh giá mức độ khả thi của các mạng lưới vận tải biển.
Hội nghị lần này diễn ra trong hai ngày 11-12/12 với phiên thảo luận đặc biệt về kết nối.
Các phiên tiếp theo thảo luận về kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN, cơ sở hạ tầng bền vững trong lĩnh vực hàng không, đường biển, năng lượng, kết nối các đảo, đường bộ và đường cao tốc, kết nối ASEAN - Ấn Độ và kết nối số ASEAN - Ấn Độ, về xây dựng kết nối và cấp vốn cho cơ sở hạ tầng.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore tập trung vào hai chủ đề lớn về kinh tế trong năm Chủ tịch ASEAN 2018
13:24' - 27/11/2017
Theo Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishna, trong năm Chủ tịch ASEAN 2018, chính phủ của "Đảo quốc Sư tử" sẽ tập trung vào hai chủ đề, đó là khả năng phục hồi và đổi mới.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN có triển vọng kinh tế tươi sáng
11:28' - 26/11/2017
Triển vọng kinh tế của các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tươi sáng hơn trong những năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN cần xây dựng một quỹ phát triển của khu vực
16:15' - 23/11/2017
Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan kêu gọi các quốc gia thành viên cần chung tay xây dựng quỹ phát triển khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khẳng định ASEAN tiếp tục là đối tác quan trọng
09:45' - 22/11/2017
Nhật Bản đánh giá cao vai trò trung tâm của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định của khu vực cũng như trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Ấn Độ trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản
05:30'
Các nhà phân tích lập luận rằng Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hợp đồng sản xuất cho các công ty hàng đầu của Mỹ, thì cũng có tiềm năng trở thành điểm đến thay thế cho chuỗi cung ứng của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
22:09' - 11/08/2022
Giá sản xuất của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng 7/2022, giữa bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm và lạm phát của nhà sản xuất cơ bản dường như đang có xu hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phạt 11 nhà sản xuất thép gần 200 triệu USD do ấn định giá thầu
19:13' - 11/08/2022
Hàn Quốc quyết định áp dụng khoản phạt tổng cộng 256,5 tỷ won (tương đương 197,5 triệu USD) đối với nhà sản xuất thép số 2 của nước này, Hyundai Steel Co., và 10 công ty khác, do ấn định giá thầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
12:56' - 11/08/2022
Hàng ngày châu Âu vẫn ghi nhận vài chục nghìn ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong do COVID-19. Khi mùa Thu và mùa Đông tới, con số này được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần.
-
Kinh tế Thế giới
Costa Rica chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
10:19' - 11/08/2022
Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ có nguy cơ "gây sóng gió" cho quan hệ thương mại với Canada
10:11' - 11/08/2022
Khi Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát vào đầu tuần này, các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các doanh nghiệp của Canada đã rất phấn khởi trước các điều khoản về khí hậu của đạo luật.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Cuba lại ngừng hoạt động
09:51' - 11/08/2022
Nhà máy nhiệt điện Antonio Guiteras, một trong những nhà máy lớn nhất ở Cuba, ngày 10/8 lại một lần nữa buộc phải ngắt kết nối khỏi lưới điện quốc gia do thiếu nước làm mát.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến hàng lúa mỳ Ukraine đầu tiên sẽ khởi hành vào tuần tới
09:44' - 11/08/2022
Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/8 cho biết chuyến hàng lúa mỳ đầu tiên từ Ukraine sẽ khởi hành từ các cảng của nước này vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu
07:59' - 11/08/2022
Ai Cập có kế hoạch tăng công suất chứa dầu thêm 2,52 triệu thùng tại cảng dầu El-Hamra, với mục tiêu trở thành một "trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu".