Kết thúc Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ Diễn đàn Khu vực ASEAN về An ninh biển
Trong hai ngày 14 và 15/3, hơn 80 quan chức và chuyên gia đầu ngành về an ninh và hợp tác biển từ 27 thành viên ARF, các tổ chức quốc tế liên quan và các Bộ, ngành của Việt Nam đã có các phiên thảo luận sôi nổi, hiệu quả về nhiều nội dung của hợp tác và an ninh biển, từ việc kiểm điểm tình hình an ninh biển, hoạt động của các cơ chế hợp tác, chính sách và biện pháp của quốc gia, tới những chủ đề cấp thiết hiện nay như an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.
Trao đổi về tình hình an ninh biển ở khu vực, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982, trên các vùng biển ở khu vực.
Đồng thời, các đại biểu chia sẻ quan ngại trước tình trạng các thách thức trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó các tranh chấp chưa được giải quyết, sự gia tăng các loại tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn ma tuý, buôn người, và nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa…
Trước tình hình đó, cuộc họp nhất trí các nước khu vực cần tiếp tục gia tăng hợp tác, phối hợp với nhau để xử lý những thách thức đặt ra một cách tổng thể, hữu hiệu.
Nhân dịp này, nhiều đại biểu lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến thời gian qua ở Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, quân sự hóa, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, không tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác giải quyết những thách thức chung.Theo đó, các đại biểu đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982; kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình; không quân sự hóa; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất, hữu hiệu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước cục diện an ninh biển khu vực có nhiều diễn biến đan xen, cuộc họp ghi nhận nỗ lực của các cơ chế khu vực cũng như của nhiều quốc gia nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biển.Trong số đó có việc thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa các quan chức quốc phòng, xây dựng quy tắc hướng dẫn chung, cải tiến cơ chế trao đổi về biển, hoạt động tuần tra chung, xây dựng và mở rộng cơ chế chia sẻ thông tin, hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực, cũng như tiến trình thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.
Liên quan tới vấn đề an toàn hàng hải, cuộc họp ghi nhận việc ASEAN đã thông qua quy trình hoạt động chuẩn nhằm giúp giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các nước trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn, đề xuất của Nhật ứng dụng công nghệ trong theo dõi di chuyển của tàu bè và sáng kiến của Mỹ về bảo đảm an toàn thông tin, chống tấn công mạng nhắm vào tàu thuyền.Các đại biểu cũng nghe báo cáo về một số hoạt động, sáng kiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững, trong đó có nỗ lực xử lý nạn rác thải nhựa trên biển.
Trong khuôn khổ ARF, từ tháng 8/2018 tới nay, đã có 5 hội thảo được tổ chức để bàn về những nội dung khác nhau trong công tác bảo đảm an ninh biển, bao gồm xây dựng cơ chế đầu mối liên lạc quốc gia về các vấn đề trên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại các khu vực ven biển, tăng cường an toàn khi đi lại bằng phà, vận dụng quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế để xử lý các vấn đề đang nổi lên và hợp tác thực thi pháp luật trên biển.Dự kiến từ nay tới tháng 8/2019 sẽ có thêm các hội thảo về chủ đề ngăn ngừa rác thải nhựa, tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực nghề cá…
Chuẩn bị kế hoạch hoạt động cho giai đoạn mới, cuộc họp đã xem xét một số sáng kiến, hoạt động do các nước đề xuất.Trong đó, ngoài các nội dung ưu tiên và tiếp nối từ giai đoạn trước như thực hiện quy định của Công ước Luật biển và các văn kiện pháp lý quốc tế, hợp tác thực thi pháp luật trên biển, nâng cao nhận thức không gian biển và an toàn phà, có thêm các nội dung mới như sáng kiến xây dựng quy tắc hướng dẫn dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trên biển nhằm ngăn ngừa và quản lý sự cố, giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển, lập danh mục đầu mối liên lạc và đào tạo về an toàn tàu, cảng…
Tính riêng từ đầu năm 2019, Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển là hoạt động thứ 3 trong khuôn khổ ARF do Việt Nam tổ chức về chủ đề an ninh biển.Thành công của cuộc họp lần này tiếp tục cho thấy vai trò trách nhiệm cùng sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác về các vấn đề liên quan tới hoà bình, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh biển.
Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam, chia sẻ và nhất trí với nhiều đánh giá, biện pháp do đoàn Việt Nam đề xuất, trong đó có việc rà soát, sắp xếp và tổ chức lại các cơ chế hợp tác biển hiện có trong khu vực nhằm nâng cao hiệu quả và tránh chồng chéo.
Theo quy định, các kết quả và đề xuất được nhất trí tại Cuộc họp Nhóm giữa kỳ lần này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Quan chức cao cấp ARF dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2019 tại Thái Lan./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
18:56' - 08/03/2019
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, vừa ký quyết định ban hành Quy chế hoạt động của tổ chức này.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy chính sách hợp tác năng lượng trong ASEAN
05:30' - 08/03/2019
Nhật báo Bangkokpost đăng bài bình luận về triển vọng quan hệ đối tác vì sự bền vững trong lĩnh vực năng lượng ở ASEAN, đặc biệt dưới sự dẫn dắt của Thái Lan với tư cách Chủ tịch ASEAN 2019.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN chủ động trước những thách thức mới
06:30' - 07/03/2019
Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đối mặt với nhiều tình huống hoàn toàn khác với những gì họ từng trải qua trước đây
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 21
19:05' - 14/11/2018
Đây cũng là Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản 2018-2021 của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.