Khả năng giảm lãi suất vẫn bỏ ngỏ
Thế nhưng những con số được cập nhật qua báo cáo hàng tháng cho thấy thanh khoản trong hệ thống đang rất dồi dào. Đây được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng thời gian qua. Tuy vậy, vấn đề dư luận quan tâm là chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ra sao và khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới sẽ được thực hiện thế nào?
Kiểm soát chất lượng tín dụng
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/6/2018, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 7,78% (cùng kỳ năm 2017 tăng 5,89%); tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 6,35% (cùng kỳ năm trước tăng 7,54%). Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, lãi suất cho vay phổ biến ở mức từ 6-9%/năm đối với ngắn hạn (khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, mức tín nhiệm cao, lãi suất cho vay từ 4-5%/năm); 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Chia sẻ cùng báo chí, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Phạm Mạnh Thắng cho biết, chất lượng tín dụng hiện đang được kiểm soát tốt. Các dòng tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là 5 lĩnh vực được ưu tiên, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Nhờ đó, ông Thắng lạc quan dự báo lợi nhuận dự kiến năm 2018 có khả năng vượt mức Hội đồng quản trị đưa ra tại Đại hội cổ đông là 13.300 tỷ đồng. Bởi theo ông, hoạt động ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng mà khi đã kiểm soát được, thậm chí hiện nay các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro đều được giám sát, phân tích để chuyển trích lập dự phòng nên không xảy ra đột biến nào về nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức khoảng 1% nên khả năng lợi nhuận tăng vượt mức là hoàn toàn có thể, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank khẳng định. Kiểm soát nợ xấu cũng là điểm nổi bật của toàn ngành ngân hàng trong những tháng đầu năm khi tỷ lệ nợ xấu được ghi nhận giảm so với cuối năm 2017. Cụ thể, báo cáo của Ủy ban Giám sát Quốc gia Việt Nam (NFSC) cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2018, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,3%, trong khi con số này hồi cuối năm 2017 là 2,5%. Cũng theo báo cáo này, trong 4 tháng đầu năm nay, hệ thống tổ chức tín dụng tập trung xử lý được khoảng 20 nghìn tỷ đồng nợ xấu, chủ yếu bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro. Tuy vậy, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngoài việc kiểm soát nợ xấu tốt, chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng chưa nhìn thấy có sự đột phá. Nhiều ngân hàng dường như vẫn còn đổ tiền vào bất động sản và chứng khoán - hai lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhất là trước đây khoảng 1 tháng khi VN-Index tăng mạnh có thể đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng để đổ vào chứng khoán. "Đây là điều các cơ quan quản lý cần lưu tâm", vị chuyên gia cảnh báo. Hiện các ngân hàng thương mại vẫn chưa công bố các số liệu kinh doanh nửa đầu năm nhưng với những con số lạc quan về lợi nhuận trong quý I, TS. Hiếu đánh giá lợi nhuận 6 tháng đầu năm có thể khả quan một phần từ việc xử lý nợ xấu khá mạnh tay nên các ngân hàng phục hồi được các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đồng thời qua các bài học từ quá khứ nên cũng cẩn trọng hơn trong xét duyệt tín dụng và quản trị rủi ro. Ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn liên tục kiểm soát tín dụng, hướng dòng vốn vào những kênh hiệu quả và kiểm soát rủi ro.Tính chung 5 tháng đầu năm, tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm khoảng 6% tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ cao điểm những năm 2010 - 2011 và chiếm từ 14 - 15% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, cho vay chứng khoán chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng từ 0,2 - 0,3% tổng dư nợ cả hệ thống ngân hàng và cũng được kiểm soát rất tốt.
"Điều này chứng tỏ, đâu đó có dòng vốn khác ngoài vốn tín dụng đang được hình thành, đặc biệt dòng vốn nước ngoài, vốn đầu tư tư nhân đã tăng trưởng rất tốt trong năm 2017 vừa qua và có thể tiếp tục trong năm nay", ông Lực nói thêm. Khả năng giảm lãi suất vẫn bỏ ngỏ Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức từ 0,6-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức từ 6,5-7,3%/năm. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay VND hiện phổ biến ở mức từ 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; từ 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank đã tiết lộ, với sức khỏe của ngân hàng như hiện nay, Vietcombank có lợi thế giảm giá đầu vào để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là 5 lĩnh vực ưu tiên, cũng như lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng tốt đến với Vietcombank. Có thể kể tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), một trong 5 lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển của Chính phủ. Đây là phân khúc được Vietcombank thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi hấp dẫn với lãi suất ngắn hạn từ 6,5%/năm với VND và từ 2,8%/năm với cho vay bằng đồng USD. Ngoài ra, để hỗ trợ các dự án đầu tư và nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn, Vietcombank triển khai chương trình ưu đãi và cam kết các mức lãi suất cố định 2 năm, 3 năm, 5 năm giúp DNNVV quản trị chi phí, an tâm sản xuất kinh doanh với mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Đồng hành cùng doanh nghiệp, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) khẳng định, ngân hàng sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hồ sơ giấy tờ giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng vốn ngân hàng một cách nhanh nhất. Đồng thời, VietinBank luôn mong muốn lựa chọn được những khách hàng, doanh nghiệp, dự án tốt để cho vay đầu tư. Ông Thọ cho biết 6 tháng vừa qua, VietinBank tiếp tục phát triển các sản phẩm mới bên cạnh sản phẩm truyền thống. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã đầu tư được hệ thống core banking (ngân hàng lõi) mới đồng bộ, ngang tầm ngân hàng thế giới. Công nghệ phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân khi sử dụng dịch vụ VietinBank không nhất thiết phải tới các điểm giao dịch mà hoàn toàn có thể kết nối qua internet và thiết bị di động. Mặt khác, công nghệ cũng cho phép ngân hàng nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro và đảm bảo tài sản khách hàng. Cùng với những chính sách hỗ trợ tích cực từ các ngân hàng, xu hướng giảm nhẹ lãi suất huy động thời gian qua cũng khiến nhiều doanh nghiệp hi vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục hạ xuống. Tuy vậy TS. Cấn Văn Lực cho rằng có một số nguyên nhân chính khiến gây khó cho việc hạ lãi suất này. Thứ nhất, lãi suất trên thế giới đang tăng, đặc biệt là với đồng USD trong 1-2 năm qua. Thứ hai, nhu cầu vốn trong nền kinh tế hiện vẫn lớn, tăng trưởng tín dụng đặt ra ở mức 17% nên các ngân hàng và tổ chức tín dụng vẫn cần tiếp tục huy động vốn. Do đó, không thể giảm lãi suất đầu vào vì nếu giảm kênh đầu tư sẽ bị dịch chuyển khiến thanh khoản trong hệ thống khó khăn hơn, khó đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng như các quy định về dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn. "Lãi suất đầu vào khó giảm như vậy dẫn tới lãi suất đầu ra càng khó giảm hơn", ông Lực cho hay. Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, thanh khoản của hệ thống dồi dào nên lãi suất huy động đang trong xu hướng giảm đôi chút, chủ yếu ở các ngân hàng lớn và trung. Còn nhiều ngân hàng nhỏ vẫn giữ lãi suất huy động ở mức cao nhưng theo xu hướng chung cũng sẽ có khả năng hạ xuống. Từ đây mở ra hi vọng có thể kéo theo việc giảm lãi suất cho vay theo đúng chủ trương của Chính phủ./. >>>Lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăng trên các kỳ hạnTin liên quan
-
Chứng khoán
Lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăng trên các kỳ hạn
14:31' - 21/06/2018
Theo đại diện các đơn vị quản lý và vận hành thị trường trái phiếu Chính phủ, việc lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng và sẽ tiếp tục tăng sẽ là một xu thế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng phấn đấu giảm lãi suất cho vay
17:04' - 11/06/2018
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
-
Ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2018
10:50' - 05/06/2018
Hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến 4,3-5,5%/năm; 5,3-6,5%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,5-7,3%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00'
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.