Khắc phục khó khăn để cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022
Trong đó, Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) là đơn vị đầu não thực hiện chuyển đổi số của Tập đoàn. Lộ trình chuyển đổi số của EVN là đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù vậy theo Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành, quá trình chuyển đổi số của EVN còn gặp một số khó khăn như: EVN không có đơn vị chuyên trách về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Các công nghệ chuyển đổi số, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn rất mới trên thế giới, do đó việc tiếp cận và hiểu để triển khai ứng dụng cần nhiều thời gian.Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho việc thử nghiệm ứng dụng các công nghệ mới còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình triển khai; trong đó một số cơ chế như đấu thầu không vận dụng được trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới.
Mặt khác, Tập đoàn cũng chưa xây dựng được cơ chế cho Quỹ đổi mới sáng tạo, do vậy việc đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo còn mất nhiều thời gian trong quá trình phê duyệt thủ tục, làm giảm động lực của các cá nhân, tổ chức tham gia nghiên cứu.
Trong giai đoạn 2021-2025, EVN đặt mục tiêu chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ điện lực một cách hiện đại, công khai, minh bạch, dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng. Đồng thời, nâng cao chất lượng và đảm bảo cung cấp điện.
Theo đó, trong lĩnh vực sản xuất điện, đến năm 2022, EVN phấn đấu 100% thiết bị lưới điện truyền tải được số hóa và 80% thiết bị lưới điện 110kV được số hóa.
Cùng với việc ứng dụng hiệu quả phương pháp hiện đại trong sửa chữa các thiết bị điện nhằm tăng hiệu quả vận hành, khai thác hệ thống, Tập đoàn cũng ứng dụng AI trong xử lý và nhận diện hình ảnh trong giám sát kiểm tra, sửa chữa đường dây bằng thiết bị chụp ảnh, thiết bị bay thông minh, phục vụ bài toán phân tích và dự báo công suất.
Đối với lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN đặt mục tiêu 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 và số khách hàng tham gia giao dịch trực đạt 90%. Mặt khác, 100% các công việc giao tiếp tại hiện trường với khách hàng được thực hiện online và ứng dụng AI để phân tích các yêu cầu khách hàng.
EVN sẽ ứng dụng công nghệ BIM, công nghệ 3D trong quản lý đầu tư xây dựng; Chuyển đổi hệ thống quản lý văn bản nội bộ từ E-Office sang Digital Office; Nâng cấp hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin đảm bảo hạ tầng cho các ứng dụng chuyển đổi số.
Đặc biệt, tiếp tục chuyển đổi nhận thức cho toàn bộ CBCNV trong Tập đoàn cùng chuyển dịch làm việc trên không gian số, hình thành văn hóa số tại EVN.
Trên cơ sở đó, EVN sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ chuyên gia có khả năng phân tích và ra quyết định trong tác nghiệp số…Để thực hiện được mục tiêu này, theo lãnh đạo EVN, Tập đoàn sẽ tiếp tục ứng dụng triệt để, mạnh mẽ công nghệ số và công nghệ thông tin, đặc biệt là các công nghệ lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud),... trong các khối nguồn điện, lưới điện, kinh doanh dịch vụ khách hàng, quản trị.
Các hạng mục đã triển khai thành công sẽ được đánh giá nghiệm thu hoàn thành và triển khai nhân rộng trong các đơn vị toàn Tập đoàn.
Cùng với đó, EVN sẽ tiếp tục phát triển, nghiên cứu, ứng dụng nhà máy điện số, ứng dụng mô hình thông tin xây dựng BIM, công nghệ 3D trong đầu tư xây dựng và quản lý dự án, xây dựng nền tảng Digital Worker phục vụ cho đội ngũ công nhân ngoài hiện trường làm việc trên môi trường số.
Đồng thời, phát triển các ứng dụng AI trong phân tích hình ảnh, phát triển các ứng dụng phân tích và khuyến cáo ra quyết định trong sửa chữa bảo dưỡng, vận hành hệ thống điện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
EVN cho biết, ngay sau khi có Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Công Thương về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn”.
Trong đó đã ban hành Nghị quyết số 473/NQ-HĐTV ngày 05/11/2018 và quyết định triển khai các ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào toàn bộ các hoạt động của EVN từ khâu phát điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh dịch vụ khách hàng và công tác quản trị với 36 nhiệm vụ cụ thể giao các đơn vị thực hiện.
Đến nay, EVN đã triển khai thành công phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng hướng theo độ tin cậy RCM tại Nhà máy Thủy điện Ialy và đang nhân rộng cho khối thủy điện; ứng dụng AI điều khiển tối ưu quá trình cấp nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải.
Đồng thời ứng dụng Trung tâm quản lý vận hành thông minh SmartOCC tại cụm Nhà máy Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, cụm Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4. Nghiên cứu ứng dụng IoT trong vận hành, sửa chữa bảo dưỡng tối ưu các nhà máy điện, ứng dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Bên cạnh đó, EVN đã hoàn thành 61/63 trung tâm điều khiển các trạm biến áp từ xa; chuyển đổi 670/844 trạm biến áp sang không có người trực. Đồng thời, đã đưa vào vận hành trạm biến áp kỹ thuật số đầu tiên trên lưới 110kV; ứng dụng thiết bị bay không người lái để kiểm tra, giám sát tình trạng vận hành của các thiết bị, xử lý sự cố trên lưới điện truyền tải không cần cắt điện.
EVN cũng cung cấp dịch vụ điện trực tuyến tương đương dịch vụ công ở cấp độ 4 - cấp độ cao nhất với 12/12 dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; triển khai cung cấp hóa đơn điện tử trên cả nước; liên tục nâng cao thời gian cung cấp điện, giảm thời gian gián đoạn cung cấp điện. Hiện chỉ số tiếp cận điện năng của EVN vào nhóm ASEAN 4, được tổ chức Doing Business đánh giá đứng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế.
Riêng với điều độ hệ thống điện, vận hành thị trường điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã ứng dụng công nghệ Bigdata và AI trong dự báo phụ tải hệ thống điện, ứng dụng AGC trong tự động điều khiển giám sát vận hành hệ thống điện, vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện hệ thống văn phòng điện tử (E-office) đã được EVN triển khai xuyên suốt từ công ty mẹ - Tập đoàn tới toàn bộ các đơn vị thành viên, triển khai hệ thống ký số, văn phòng không giấy, ứng dụng triệt để họp hội nghị truyền hình trong toàn Tập đoàn, qua đó giảm được rất nhiều chi phí liên quan tới giấy tờ, chi phí đi lại.
Tại Hội nghị Chuyển đổi số và an toàn thông tin năm 2021 của Tập đoàn diễn ra hồi tháng 4/2021, Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân yêu cầu các đơn vị khi triển khai chuyển đổi số cần xây dựng hệ sinh thái riêng của đơn vị mình, đồng bộ với hệ sinh thái chung của Tập đoàn và tương thích với cơ sở dữ liệu của Tập đoàn.
Tập đoàn đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả chuyển đổi số và sẽ theo dõi sát sao kết quả thực hiện của các đơn vị. Quá trình chuyển đổi số cần gắn liền với việc tăng cường an toàn thông tin.
“Các đơn vị cũng cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng chính sách tiền lương thu hút nhân tài để tham gia thực hiện quá trình chuyển đổi số của EVN”, Tổng Giám đốc EVN nhấn mạnh./.
>>5 lĩnh vực chuyển đổi số trong hoạt động điện lực
Tin liên quan
-
Công nghệ
EVNICT đã đạt được 10 giải thưởng Sao khuê
11:37' - 16/06/2021
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã nhận được 10 giải thưởng Sao khuê do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao.
-
DN cần biết
EVN ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực
08:25' - 16/06/2021
EVN hiện là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49'
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng
16:12' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
16:11' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
-
Chuyển động DN
Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
14:54' - 10/07/2025
Lần đầu tiên Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến trong hành trình vươn tầm và hội nhập trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
-
Chuyển động DN
Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank
07:30' - 10/07/2025
Nắm giữ 52% cổ phần tại ABIC , hợp tác phát triển với ABIC được xác định là một trong ba trụ cột chiến lược trong hành trình xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank.
-
Chuyển động DN
VIMC đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu
17:44' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.