EVN ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực
Trong hai năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực quản trị, sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng đã tạo nền tảng vững chắc để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai lộ trình chuyển đổi số.
Trên thực tế, trong hai năm liên tiếp (2019 - 2020), EVN được vinh danh là Doanh nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc; Có 8 đơn vị của Tập đoàn được nhận giải thưởng Doanh nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc. Nhiều sản phẩm của EVN mà Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) xây dựng được nhận Giải thưởng Sao khuê do Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng.
Nhiều tập thể và cá nhân được Văn phòng Chính phủ khen thưởng trong việc tham gia xây dựng Hệ thống thông tin điều hành của Chính phủ và Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Như vậy từ năm 2018 đến nay, hệ thống CNTT của Tập đoàn đã có những bước dịch chuyển tích cực về cả phạm vi và chất lượng. CNTT được ứng dụng trong hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, với chất lượng các hệ thống phần mềm ngày càng được nâng cao.
Với phương châm “Khách hàng là trung tâm mọi hoạt động”, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khách hàng được EVN ứng dụng CNTT nhiều nhất và đã tổ chức thu thập thông tin khách hàng đầy đủ. 5 Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVN được trang bị nhiều công cụ CNTT hỗ trợ như hệ thống CRM, ICCRating, Chatbot, các trang Web, App chăm sóc khách hàng...
Từ tháng 12/2019, EVN đã cung cấp các dịch vụ cấp điện qua lưới trung/hạ áp và thanh toán tiền điện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tạo sự thuận lợi cho khách hàng và tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch.
Số yêu cầu cung cấp dịch vụ điện được tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia của EVN chiếm 77% tổng số yêu cầu của các bộ/ngành/địa phương trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong năm 2020, Tập đoàn đã tiếp nhận gần 2 triệu yêu cầu dịch vụ công cấp độ 4; trong đó có 50% yêu cầu tiếp nhận qua kênh Internet.
EVN cũng đã liên kết với các ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian, xây dựng hệ sinh thái tạo tiện ích cho khách hàng khi thanh toán tiền điện qua đa kênh. Riêng năm 2020, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 20,67 triệu khách hàng, tương ứng 74,88% số hóa đơn phát hành.
EVN cũng phát triển hệ thống phần mềm quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS) do EVNICT xây dựng quản lý hơn 28 triệu khách hàng với đầy đủ các thông tin, đáp ứng các yêu cầu theo quy trình nghiệp vụ kinh doanh điện và dịch vụ khách hàng (25 dịch vụ điện). Ứng dụng ký số điện tử, các hồ sơ, tài liệu, hợp đồng mua bán điện đang từng bước được số hoá.
Bên cạnh đó, EVNICT còn xây dựng phần mềm thu thập dữ liệu công tơ điện tử (EVNHES) có thể thu thập dữ liệu công tơ điện tử từ xa của tất cả các chủng loại công tơ có trên lưới của EVN và kết nối dữ liệu với các phần mềm khác để hỗ trợ ghi chỉ số, tính toán hoá đơn cho khách hàng.
Hiện các đơn vị trong EVN đã triển khai và sử dụng hệ thống phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS) do EVNICT xây dựng với các chức năng chính như: quản lý dữ liệu về lý lịch, tình trạng thiết bị, quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm định kỳ. Phần mềm này giúp cho đơn vị quản lý tổng quan về hệ thống lưới, nhà máy điện. Đến tháng 12/2020, hơn 82% trạm, máy biến áp từ trung thế trở lên đã cập nhật dữ liệu trên hệ thống PMIS.
Ngoài ra, EVNICT còn xây dựng và đưa vào sử dụng trong Tập đoàn nhiều ứng dụng khác như: Các hệ thống dự báo phụ tải và tính toán hệ thống điện; Hệ thống Quản lý độ tin cậy cung cấp điện OMS; ứng dụng tin học hóa sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo phương pháp tiên tiến như RCM/CBM.
Các đơn vị như Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ di động trong kiểm tra, sửa chữa bằng cách xây dựng ứng dụng hiện trường trên di động kết nối với hệ thống PMIS, CMIS và ghi nhận kết quả dưới dạng điện tử và hình ảnh kỹ thuật số.
Riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng, EVNICT đã xây dựng phần mềm quản lý chuyên dụng IMIS ứng dụng tại 239 đơn vị trong Tập đoàn. Phần mềm bao gồm 10 phân hệ và 26 chức năng chính, quản lý thông tin toàn bộ dự án đầu tư xây dựng và quá trình thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư.
Trong năm 2020, EVN đã triển khai tiện ích ứng dụng di động trong giám sát thi công và tích hợp công nghệ định vị tọa độ cho các hình ảnh giám sát; đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực thị giác máy tính để kiểm tra hình ảnh hiện trường trên chương trình IMIS.
EVN hiện là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Đến nay, hệ thống này đã cơ bản hoàn thành đầy đủ 16 phân hệ trong lĩnh vực tài chính và được áp dụng thống nhất trong toàn EVN.
Tập đoàn cũng hướng tới xây dựng văn phòng điện tử với đa dạng hệ thống phục vụ như: Hệ thống Quản lý văn bản; Hệ thống Hội nghị truyền hình; Cổng thông tin EVNPortal; Hệ thống trục liên thông văn bản kết nối và luân chuyển văn bản điện tử trong toàn Tập đoàn, kết nối Trục liên thông văn bản của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Trục liên thông văn bản Quốc gia…/.
>>Bổ sung thêm cơ chế để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường điện
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN xây dựng nền tảng chăm sóc khách hàng thống nhất
16:03' - 11/06/2021
EVN là đơn vị đầu tiên triển khai hợp đồng mua bán điện điện tử và các giao dịch dịch vụ điện với hình thức điện tử. Hình thức này đã được EVN triển khai rộng khắp và được khách hàng ủng hộ.
-
Doanh nghiệp
EVNICT giữ vai trò chủ chốt trong chuyển đổi số của EVN
18:25' - 10/06/2021
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin đang nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hướng tới trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.