Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Xử phạt mạnh các đối tượng vi phạm
Trong hơn 2 năm qua, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản, đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát hiện và xử lý 209 trường hợp với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng. Về sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 1.056 trường hợp với số tiền phạt gần 13 tỷ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua hơn 2 năm thi hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP trên phạm vi cả nước đã có chuyển biến tích cực, việc quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương đã dần đi vào nề nếp, phần lớn các vụ vi phạm về hành chính được phát hiện và xử phạt kịp thời đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật… Các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại địa phương cơ bản thực hiện đúng quy định; xác định đúng đối tượng vi phạm; mức xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm… Nhiều hành vi vi phạm hành chính được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng thẩm quyền. Phần lớn các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành đều được các đối tượng chấp hành đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung một số hành vi như: khai thác thủy sản bất hợp pháp; sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản; sản xuất, buôn bán sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản… Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do sự phản ứng của đối tượng vi phạm. Nhiều trường hợp chống đối hoặc chây ỳ, không chấp hành quyết định xử phạt. Có nhiều trường hợp chỉ chấp hành quyết định xử phạt tiền mà không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thi hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, hệ thống cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ… vẫn chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm và đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ. Tại hầu hết các bộ, ngành, địa phương, các hoạt động liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính được lồng ghép trong một số hoạt động chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể và sử dụng nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của mỗi cấp. Tuy nhiên, một vài địa phương đã chủ động bố trí nguồn ngân sách cho cơ quan chuyên môn để tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên như: Quảng Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận... Hiện nay, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ có liên quan đã triển khai việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do chỉ bố trí công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kiêm nhiệm, nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với việc tham mưu, xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu… Vì vậy, chưa đáp ứng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là việc tuần tra, kiểm soát trên biển và vùng nước nội địa. Về thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định chưa quy định đầy đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm nghiêm trọng như “khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác” và “tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép”, là chưa phù hợp với Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018. Quy định này đã có sự bất cập, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, dẫn đến khó khăn trong thực tiễn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là những hành vi khai thác bất hợp pháp (IUU) đã ảnh hướng quá trình gỡ "thẻ vàng” của Việt Nam. Hay quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu tại một số điểm, khoản, điều chưa đúng quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 42/2019/NĐ-CP cũng chưa quy định hành vi tàu cá khi hoạt động “không mang theo Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”. Vì thực tế nhiều trường hợp tàu cá hoạt động trên biển không mang 2 loại giấy nêu trên hoặc chỉ mang bản photocopy, gây khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm để xử lý…Nhìn chung, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP vẫn còn những bất cập, thiếu tính thống nhất với Luật Thủy sản và các luật khác có liên quan. Một số chế tài thiếu tính khả thi, còn bỏ sót nhiều vi phạm trong thực tế nhưng chưa được luật hóa. Thẩm quyền xử phạt chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi hoạt động của từng lực lượng liên quan đến lĩnh vực thủy sản và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đã được quy định tại các luật chuyên ngành.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị với Bộ Tư pháp bổ sung một số hành vi vi phạm vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như: “Không mang bản chính hoặc bản sao chứng thực đối với Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; sổ đăng kiểm tàu cá; bảo hiểm thuyền viên tàu cá khi hoạt động trên biển”; “không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định” đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; “không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét” và “không mang giấy phép khai thác thủy sản và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Giúp ngư dân hiểu và thực hiện tốt các quy định
10:04' - 19/09/2021
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài...
-
Kinh tế Thế giới
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Thái Lan xây dựng tương lai mới cho ngành thủy sản
10:52' - 18/09/2021
Sau khi bị Ủy ban châu Âu (EC) áp "thẻ vàng" do các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), Thái Lan đã bắt đầu một cuộc cải cách cơ bản ngành thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Bà Rịa-Vũng Tàu xử phạt nặng đối với các tàu cá vi phạm
10:38' - 18/09/2021
Gần 4 năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Bình Thuận ngăn chặn triệt để khai thác hải sản trái phép
09:12' - 18/09/2021
Nếu như năm 2018, Bình Thuận từng là “điểm nóng” về tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài thì đến nay tình trạng này từng bước được ngăn chặn triệt để.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng tăng 10%
10:22'
Trong 4 tháng của năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng đường biển Hải Phòng ước đạt trên 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dự án khu công nghiệp lớn nhất Lạng Sơn
10:12'
UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP có ý nghĩa lớn, đóng góp vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu