Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại các nước ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã ôn lại chặng đường Campuchia hội nhập cùng các quốc gia và đối tác trong khu vực và thế giới trong xây dựng cộng đồng chung, nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN theo kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2025 và tăng cường đối thoại với các đối tác ngoại khối; đồng thời, điểm lại những nỗ lực và thành tựu của ASEAN trong hành trình 30 năm hội nhập kinh tế khu vực, kể từ thời điểm thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 đến nay, những đóng góp quan trọng trong việc củng cố và phát triển ASEAN trên mọi lĩnh vực, đưa ASEAN trở thành khu vực có quy mô kinh tế lớn thứ 3 của châu Á và thứ 6 của thế giới.
Điểm lại những khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh những nỗ lực và ưu tiên của nước chủ nhà ASEAN 2022 nhằm đảm bảo tính hiệu quả của ASEAN trong ứng phó với các thách thức và rủi ro liên quan, đặc biệt là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng bộ.
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển, ASEAN cần lưu ý nhiều hơn đến hệ thống thương mại trên cơ sở luật lệ, nguyên tắc toàn cầu hóa, cơ chế đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, vấn đề chống bảo hộ và nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, việc kết nối hậu cần, xây dựng kinh tế số, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững và an ninh lương thực…
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhắc lại ý tưởng đề xuất thành lập Thỏa thuận xanh ASEAN mà ông đã đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan diễn ra hồi đầu tháng trước tại Phnom Penh, trong bối cảnh thế giới và ASEAN đang đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu và yêu cầu hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững 2030 của khối này.
Ông bày tỏ tin tưởng thỏa thuận này sẽ giúp khu vực ASEAN từng bước hướng tới tương lai bền vững, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thích ứng tốt và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế.
Chương trình nghị sự của Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 11-18/9, tập trung vào tăng trưởng trong khu vực, hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19 và trao đổi thương mại với các nền kinh tế hàng đầu.
Trong những ngày tới, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ tiến hành hàng loạt phiên thảo luận với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Canada và Nga, cùng các đối tác trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan, hội nghị các quan chức thương mại cấp cao ASEAN đã diễn ra từ ngày 11-13/9./
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
ASEAN cần làm gì để giảm phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu?
05:30' - 12/09/2022
Các yếu tố như đại dịch COVID-19, tình trạng biến đổi khí hậu và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Nga: Việt Nam có thể mở ra cánh cửa cho LB Nga tiếp cận ASEAN
20:05' - 08/09/2022
Việt Nam có nhiều cơ hội và là nền tảng để Nga xây dựng mối quan hệ kiểu mới này, để Việt Nam trở thành cánh cửa cho Nga tiến vào ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Phú Thọ thành trung tâm kết nối kinh tế giữa Việt Nam - ASEAN với Trung Quốc
18:31' - 03/09/2022
Chiều 3/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, những tháng đầu năm 2022 và trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia triển khai mã QR nhằm kết nối hệ thống thanh toán trong ASEAN
11:15' - 30/08/2022
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 29/8 đã công bố Mã phản hồi nhanh quốc tế theo tiêu chuẩn Indonesia (QRIS) nhằm kết nối hệ thống thanh toán của nước này với các nước thành viên khác trong ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.