Khai mạc phiên chợ "Tự hào hàng Việt Nam" tại An Giang
Ngày 17/7, tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp với Sở Công Thương tỉnh An Giang và Siêu thị Tứ Sơn An Giang khai mạc phiên chợ "Tự hào hàng Việt Nam" nhân kỷ niệm 10 năm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phiên chợ "Tự hào hàng Việt Nam" là hoạt động trong chuỗi các sự kiện đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang trong năm 2019.
Phiên chợ thu hút sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trong và ngoài tỉnh An Giang trưng bày ở 30 gian hàng với gần 10.000 mặt hàng thiết yếu.
Các mặt hàng giới thiệu tại phiên chợ gồm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như: hoá mỹ phẩm, thực phẩm chế biến, hàng gia dụng, may mặc, giày dép, dụng cụ học tập...
Hàng hoá tham gia phiên chợ Tự hào hàng Việt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Nét mới phiên chợ lần này, nhằm tôn vinh giá trị sản phẩm của An Giang, Ban tổ chức đã trình làng những dòng sản phẩm của 30 doanh nghiệp nổi tiếng ở An Giang có những nét đặc trưng vùng đất, con người An Giang như: rượu bò cạp Ba Noi, vỏ bưởi sấy, nước tương, nước mắm, các sản phẩm rau củ quả đóng hộp, đường Thốt Nốt...
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang cho biết: Việc tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển thị trường, tạo sự quan tâm của người dân với hàng Việt, kết nối nhà phân phối, bán lẻ tại địa phương, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt biết: Qua phiên chợ “Tự hào hàng Việt Nam” góp phần đưa hàng hoá thương hiệu Việt, với giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng, đồng thời giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối.
Theo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn của Đảng, nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Vì vậy, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn được tổ chức với mục đích thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và tiếp cận người tiêu dùng tại các huyện nông thôn, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tại An Giang, sau 10 năm đưa hàng Việt về nông thôn, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp hàng việt Nam đã đạt hơn 300 tỷ đồng tại thị trường nông thôn An Giang.
Người dân An Giang luôn luôn ưu tiên hàng Việt khi mua sắm, nhất là vùng nông thôn, người dân luôn nhìn nhận hàng Việt bằng thái độ tích cực.
Dự kiến, phiên chợ Tự hào Hàng Việt sẽ diễn ra đến hết ngày 20/7/2019./.
- Từ khóa :
- an giang
- hàng việt
- tự hào hàng việt
- hàng việt nam
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tiền Giang đẩy mạnh hoạt động thương mại nội địa
10:49' - 08/07/2019
Trong nửa đầu năm 2019, Tiền Giang đã đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 30.894 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
DN cần biết
Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp
16:08' - 30/06/2019
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Lĩnh vực nào sẽ "cứu cánh" cho ngành nông nghiệp?
14:15' - 28/06/2019
Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành nông nghiệp chỉ đạt tăng trưởng 2,39%. Thời gian còn lại của năm, toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh, nhanh hơn ở những ngành hàng Việt Nam đang có dư địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13' - 07/07/2025
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29' - 07/07/2025
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16' - 07/07/2025
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.