Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Cùng dự phiên họp có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Bộ trưởng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành…
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ kéo dài khoảng 2,5 ngày để cho ý kiến về hai nhóm vấn đề.
Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Cụ thể là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2022 của Quốc hội. Chuyên đề giám sát thứ nhất là “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” đã được Quốc hội xem xét và ban hành nghị quyết tại Kỳ họp thứ ba.
Chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” là chuyên đề rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn. Phạm vi giám sát rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. Đoàn giám sát đã có kế hoạch tổ chức rất chủ động, huy động cả Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tham gia; đồng thời tiến hành khảo sát, nghiên cứu ở nhiều bộ, ngành Trung ương và các địa phương.
Theo kế hoạch, chuyên đề giám sát này sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3). Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giải ngân là một trong những nội dung trọng điểm của việc bảo đảm tiến độ đầu tư công. Đợt thứ hai đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phân bổ từ phiên họp tháng 1/2022. Sau đợt ba vẫn còn một khối lượng vốn khá lớn chưa được phân bổ. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ liên quan báo cáo kỹ, các cơ quan của Quốc hội thảo luận thêm về vấn đề này, nhất là về giải pháp để giải ngân đúng tiến độ gói kích thích kinh tế gần 350 nghìn tỷ đồng cũng như tiến hành phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của giai đoạn 5 năm và của từng năm một. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, nằm ngoài phạm vi theo quy định tại Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận việc báo cáo như vậy đã kịp thời hay chưa, có căn cứ pháp lý cũng như căn cứ thực tiễn để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nội dung này. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp một số đơn vị hành chính. Đó là việc thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; cho ý kiến vào công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/2022. Thứ hai, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày (dự kiến ngày 10/8), để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan sẽ tham gia giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sắp tới, nhiệm vụ công tác lập pháp là rất quan trọng. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sẽ tổ chức 2 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật ngoài 2 phiên họp thường kỳ tháng Tám, tháng 9/2022. Việc tổ chức hai phiên họp chuyên đề như vậy để bảo đảm các nội dung được chuẩn bị, xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng, toàn diện. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý, tập trung tối đa cho công tác này. Tiếp theo, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
14:30' - 12/07/2022
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, ngày 12/7, Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc.
-
Thời sự
Khai mạc Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:37' - 11/07/2022
Sáng 11/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên thứ 13.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.