Khai phá thị trường Ấn Độ cho nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ vẫn còn rất khiêm tốn.
Trong bối cảnh đó, ngày 7/5, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội thảo trực tuyến “Việt Nam-Ấn Độ: Xúc tiến thương mại nông sản & thực phẩm chế biến” nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp hai nước về cơ hội, triển vọng kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến trong và sau dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, góp phần mở ra những cánh cửa hợp tác thương mại song phương, đẩy mạnh khai phá thị trường Ấn Độ giàu tiềm năng.
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương Vũ Bá Phú, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch IICCI Atul Kumar Saxena; Chủ tịch Ủy ban Thực phẩm và Sữa, Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat ông Hiren Gandhi và gần 250 đại biểu, doanh nghiệp cùng các cơ quan hữu quan của hai nước.
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Vũ Bá Phú nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 đã khiến thương mại hàng hóa nói chung và thương mại hàng nông sản, thực phẩm chế biến nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Thương mại nông sản, thực phẩm Việt Nam-Ấn Độ cũng không nằm ngoài vòng xoáy tác động khó lường này. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là thị trường lớn ở khu vực Trung Nam Á với gần 1,4 tỷ dân, có tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như trái cây tươi và chế biến, chè, hạt tiêu, cao su, bánh kẹo, cá tra, các sản phẩm từ ngũ cốc, v.v…
Nhưng lượng và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam từ Ấn Độ vẫn còn hết sức khiêm tốn so với sức mua rất lớn của Ấn Độ.
Thời gian qua, nhiều người dân và doanh nghiệp Ấn Độ đã biết nhiều hơn đến các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam. Chẳng hạn như cá basa Việt Nam được nuôi trồng theo tiêu chuẩn, có giá trị cạnh tranh cao nên được người tiêu dùng Ấn Độ ưa chuộng.
Trái thanh long Việt Nam do ngon hơn thanh long của nhiều nước khác nên đã có mặt tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng - khách sạn, thậm chí cả ở những tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm khác của Việt Nam như trái vải miền Bắc, trái chôm chôm từ các miệt vườn lớn phía Nam Việt Nam dù thuộc danh mục các loại trái cây ngon với hương vị đặc biệt đã được nhiều người Ấn Độ biết đến và yêu thích vẫn chưa được mở đường vào Ấn Độ.
Ông Vũ Bá Phú kêu gọi IICCI với vị thế quan trọng của mình sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam triển khai thủ tục đề nghị Chính phủ Ấn Độ mở cửa thị trường cho một số sản phẩm nông sản Việt Nam, trong đó có nhãn, vải, chôm chôm….
Về phần mình, Chủ tịch IICCI Atul Kumar Saxena, người có gần 40 năm kinh nghiệm làm việc với Việt Nam, đã nêu lên 10 ngành hàng chính mà Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang không chỉ Ấn Độ mà cả các thị trường khác trên thế giới, như gạo, cà phê, chè, đồ gia vị, ca cao, hạt điều…
Đối với gạo, ông nhấn mạnh Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng gạo xuất khẩu truyền thống, ông khuyến nghị Việt Nam cần xem xét ứng dụng khoa học kỹ thuật để chế biến những sản phẩm có giá trị gia tăng, như sản phẩm bánh đa nem và các sản phẩm khác có giá trị cao hơn xuất khẩu gạo nguyên liệu. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến cà phê vốn là mặt hàng rất nổi tiếng của Việt Nam.
Ông chúc mừng các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ xuất khẩu cà phê thô mà còn sản xuất chế biến nhiều mặt hàng cà phê, trong đó có những sản phẩm rất được yêu thích tại thị trường Ấn Độ như cà phê 3 trong 1. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện chiến lược kinh doanh để những sản phẩm này thành công hơn nữa ở thị trường Ấn Độ.
Bên cạnh những nội dung trao đổi, hội thảo cũng đóng vai trò là cầu nối giúp các doanh nghiệp hai nước tìm kiếm đối tác và cơ hội để thúc đẩy thương mại nông sản, thực phẩm.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn và thuận lợi trong quá trình làm ăn kinh doanh tại Ấn Độ, trong khi các đại biểu Ấn Độ cũng trình bày về những cơ hội và thách thức trong việc thiết lập sự hiện diện tại thị trường Việt Nam.
Theo các đại biểu, các cơ quan và tổ chức hữu quan của hai nước cần phát huy tối đa các nguồn lực, tận dụng các điều kiện thuận lợi hóa thương mại, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam-Ấn Độ không vì đại dịch mà chùn bước giao thương./.
>>>Tác động của COVID-19 đối với thị trường xuất khẩu nông sản tươi thế giới
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Vụ mùa mới thắp lên hy vọng cho thị trường nông sản Mỹ
07:46' - 20/04/2020
Trong bối cảnh vụ mùa thu hoạch mới đang đến gần, các chuyên gia đang chờ đợi một sự đột biến từ nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ.
-
Thời sự
Việt Nam - Trung Quốc tìm giải pháp thúc đẩy thông thương hàng nông sản
13:23' - 16/04/2020
Để phòng chống dịch bệnh, Việt Nam - Trung Quốc đã tăng cường thắt chặt kiểm soát nên tốc độ thông quan hàng nông, lâm, thủy sản rất chậm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Gạo ST25 của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản
18:55'
Ngày 30/6, tại Tokyo, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi tổ chức lễ ra mắt sản phẩm gạo ST25 mang thương hiệu A An mà công ty đã đưa thành công vào thị trường Nhật Bản.
-
Hàng hoá
Chuyến tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời cảng Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột
17:02'
Một tàu chở 7.000 tấn ngũ cốc đã rời cảng Berdyansk ở Ukraine đánh dấu chuyến vận chuyển ngũ cốc đầu tiên xuất phát từ cảng này kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống phiên 30/6 trước khi cuộc họp OPEC+ khép lại
16:46'
Giá dầu tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động 30/6, khi thị trường chịu áp lực bởi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu và báo cáo cho thấy dự trữ nhiên liệu của Mỹ gia tăng.
-
Hàng hoá
OPEC+ có thể không điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng
14:01'
Theo giới phân tích, nhiều khả năng OPEC+ sẽ giữ nguyên quyết định tăng sản lượng như cuộc họp đầu tháng 6, dù chịu sức ép trong việc tăng sản lượng mạnh hơn.
-
Hàng hoá
Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá lần thứ 3 trong năm 2022
13:02'
Năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu sản phẩm tại siêu thị Tp. Hồ Chí Minh
12:03'
Đắk Nông và Hậu Giang và Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình kết nối giao thương đưa các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Đắk Nông và Hậu Giang vào tiêu thụ tại các siêu thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới chi tiết hôm nay 30/6/2022
09:40'
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 29/6/2022.
-
Hàng hoá
Giá lợn hơi hôm nay 30/6 tăng nhẹ
09:19'
Cập nhật bảng giá lợn hơi tại miền Bắc, miền Nam, miền Trung mới nhất hôm nay 30/6.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 29/6 giảm khoảng 2%
08:05'
Phiên 29/6, giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi lượng xăng và các sản phẩm chưng cất dự trữ của Mỹ tăng và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế giảm tốc đã lấn át tình hình nguồn cung thắt chặt.