Khai thác bất hợp pháp: Nguy cơ doanh nghiệp hải sản xuất khẩu bị EU "giơ" thẻ vàng
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU có thể sẽ bị giảm mạnh, nguy cơ bị “cấm cửa”, nếu Việt Nam không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EU về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Đây là cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị “Doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh, chiều 25/9.
Doanh nghiệp lo lắng
Cộng đồng doanh nghiệp hải sản xuất khẩu đang khá lo ngại về nguy cơ Việt Nam có khả năng bị EU “giơ” thẻ vàng nếu không khắc phục tốt và đầy đủ các yêu cầu của EU trước ngày 30/9/2017 về chống khai thác IUU. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, gây nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU.
Với 30% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU, ông Ngô Viết Hoài, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood) cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang khá lo lắng nếu hải sản xuất khẩu của Việt Nam bị “thẻ vàng” của EU. Theo ông Hoài, rủi ro lớn nhất là tỉ lệ lớn các container hàng sẽ bị từ chối, trả lại, tổn thất doanh nghiệp nói riêng và nói chung cho ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Khi đó, có thể phải mất 3-4 tuần container đó mới được thông quan hoặc trả về Việt Nam.
Trong trường hợp tốt nhất là được thông quan, doanh nghiệp Việt vẫn phải trả chi phí kiểm tra, ước tính 600-700 euro/container; còn nếu bị trả về Việt Nam, phí vận chuyển có thể lên đến 4.000-5.000 euro/container.“Chưa tính thiệt hại hàng hóa, riêng khoản này đã làm tăng chi phí của doanh nghiệp và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm hải sản Việt Nam vào thị trường EU so với các nước khác”, ông Hoài lo lắng.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam, chỉ còn vài ngày nữa là đến thời điểm EU đưa ra “phán quyết” theo thông báo trước đó. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc khắc phục đầy đủ các yêu cầu của EU hiện nay là rất khó khăn. Bà Sắc cho biết, nếu bị “thẻ vàng”, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi đó, các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của EC nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng.Bên cạnh đó, sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nước bị cảnh báo sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót. Nếu 6 tháng không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ. Điều này đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác sang EU. Khi đó doanh nghiệp hải sản bị thiệt hại nặng nề.
Không những vậy, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, nếu bị thẻ vàng IUU, tên quốc gia bị cảnh báo sẽ bị “bêu” trên các tạp chí, website chính thức của EU. Điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của ngành hải sản nước đó.Đồng thời, các thị trường khác có thể sẽ áp dụng quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho Việt Nam nếu bị EU “giơ” thẻ vàng. Đơn cử như thị trường Mỹ cũng đang chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhập khẩu nhằm chống lại nạn khai thác bất hợp pháp (IUU) từ 1/1/2018.
Cam kết chống khai thác IUU
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản trung bình khoảng 1,9-2,2 tỷ USD/năm, riêng EU và Mỹ, mỗi thị trường chiếm 16-17% với giá trị khoảng 350-400 triệu USD/năm.
Với tầm quan trọng của thị trường EU cũng như sự chi phối của IUU đối với các doanh nghiệp hải sản, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch Ủy ban Hải sản VASEP, cho rằng VASEP và các doanh nghiệp xác định việc tham gia tuân thủ chống lại IUU là cả một quá trình lâu dài và cần sự tham gia tích cực, thường xuyên của cộng đồng các doanh nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, ngành hải sản xuất khẩu của Việt Nam còn cơ hội và thời gian để đáp ứng quy định về IUU.Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp không làm nổi mà cần sự chung tay của Nhà nước trong việc thay đổi chính sách, khung thể chế pháp lý để quản lý tốt về khai thác đánh bắt bất hợp pháp.
Tham dự tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Việt Nam không dung túng các hành vi tàu cá vi phạm vùng biển các nước và xử lý nghiêm các vi phạm. Chính phủ rất quan tâm khắc phục, xử lý vấn đề này. Hiện Việt Nam đã điều tra, nắm bắt được nguồn lợi thủy sản trên biển. “Trong thời gian tới, phấn đấu 100% số tàu cá đánh bắt xa bờ của cả nước sẽ được lắp các thiết bị giám sát và bật thiết bị kết nối 24/24 giờ. Bộ cũng đang xây dựng đề án khai thác viễn dương, ký kết hợp tác với các nước nhằm tổ chức khai thác hợp pháp, đồng thời thiết lập đường dây nóng để ngăn chặn các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp”, ông Tám cho biết. Trước những yêu cầu cấp bách của thị trường nhập khẩu, tại hội nghị này, VASEP đã phải kêu gọi các doanh nghiệp hội viên, cam kết chống khai thác IUU, với phương châm “Nói không với IUU” - quyết tâm vì nghề cá bền vững của Việt Nam và vì mục tiêu giữ vững thị trường xuất khẩu của các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam. Theo đó, đã có hơn 50 doanh nghiệp hải sản Việt Nam tham gia cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp; kiên quyết không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khai thác không có giấy phép, không có nhật ký và không báo cáo theo quy định, khai thác bằng ngư cụ bị cấm và nói “không” với những loài hải sản quý hiếm, những sản phẩm đánh bắt có kích cỡ nhỏ hơn quy định. Đại diện VASEP cũng cho biết, VASEP đã thành lập Quỹ chống khai thác IUU trên cơ sở đóng góp tự nguyện từ các công ty chế biến và xuất khẩu hải sản.Trong thời gian tới, VASEP sẽ phối hợp với Tổng cục Thủy sản đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền về việc tuân thủ quy định IUU và chống khai thác IUU trong cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, Hiệp hội sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh về những trường hợp khai thác bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chuyển tới các cơ quan thẩm quyền Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật.
Danh sách các doanh nghiệp tham gia cam kết được công bố và cập nhật thường xuyên trên cổng thông tin điện tử của VASEP (www.vasep.com.vn)./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sản lượng khai thác thủy sản tăng cao
10:55' - 02/09/2017
Sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng qua ước đạt gần 2,3 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khai thác biển ước đạt 2,16 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Không “lơ là” kiểm soát chất lượng thủy sản vào thị trường Nhật
15:21' - 05/07/2017
Hiện Nhật Bản đã trở thành thị trường dẫn đầu thay thế cho thị trường lớn Hoa Kỳ ở một số mặt hàng, nhất là sản phẩm tôm các loại.
-
Doanh nghiệp
An toàn thực phẩm: Yêu cầu "sống còn" với doanh nghiệp chế biến
16:15' - 01/07/2017
Việc nâng cao chất lượng thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có thể cạnh tranh và phát triển bền vững.
-
Hàng hoá
Tôm Việt tìm đường “bơi” vào các thị trường
09:19' - 22/06/2017
Thay vì tập trung vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược xuất khẩu, chuyển sang cácthị trường khác có nhu cầu cao và có chi phí xuất khẩu thấp hơn như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00'
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17'
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08'
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07'
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).