An toàn thực phẩm: Yêu cầu "sống còn" với doanh nghiệp chế biến
An toàn thực phẩm là vấn đề được cả Chính phủ lẫn người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Việc nâng cao chất lượng thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có thể cạnh tranh và phát triển bền vững.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại lễ ra mắt Dự án an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Công ty tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 1/7, tại Tp. Hồ Chí Minh.
Thực trạng an toàn thực phẩm
Tiêu dùng thực phẩm trong nước của Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và tăng trưởng trung bình khoảng 18%/năm. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và cơ chế kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá cao.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia nhóm nghiên cứu về an toàn thực phẩm của Ngân hàng thế giới cho biết, an toàn thực phẩm đang là một trog những mối quan tâm hàng đầu của công chúng, người tiêu dùng tại Việt Nam và mức độ lo lắng về mất an toàn thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng mỗi khi có thông tin liên quan đến chất lượng thực phẩm.Kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy, tại Việt Nam gánh nặng do mất an toàn thực phẩm gây ra tương đương với ba nhóm bệnh SIDA, lao và sốt rét cộng lại và gây tổn thất cả về kinh tế lẫn tính mạng con người.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do phần lớn thực phẩm của Việt Nam (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) được sản xuất bởi các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, không tuân theo một tiêu chuẩn chung nào. Mặt khác, có khoảng hơn 80% thực phẩm được bày bán và tiêu thụ tại các chợ bán lẻ truyền thống và hầu như không được bảo quản đúng cách.Đánh giá về thực trạng an toàn thực phẩm của Việt Nam, Bà Sarah Ockman, Giám đốc chương trình an toàn thực phẩm toàn cầu của IFC cho rằng, hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như việc quản lý chất lượng thực phẩm của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Bằng chứng là đã có nhiều lô hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị kiểm tra dư lượng hóa chất hoặc bị trả về…Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới kim ngạch và giá trị xuất khẩu chung của ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam hiện nay đã không còn lo ngại tình trạng thiếu lương thực thực phẩm mà đang phải đối mặt với việc mất an toàn thực phẩm.
Chính tình trạng mất an toàn thực phẩm cũng khiến các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam khó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định để phát triển một cách bền vững. Theo ông Vũ Văn Tám, việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta phần lớn vẫn theo quy mô nhỏ, lẻ và chưa tham gia vào các chuỗi liên kết.
Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng mà còn dẫn đến việc sản xuất tràn lan, vượt quá nhu cầu thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm.
Để doanh nghiệp thực phẩm phát triển bền vững
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của một ngành sản xuất. Đối với ngành sản xuất, chế biến thực phẩm thì an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì sự phát triển lâu dài và bền vững.
Bà Sarah Ockman cho rằng, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm là giải pháp hiệu quả để thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm, tạo cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có thể phát triển một cách bền vững.Trong sản xuất thực phẩm, tính an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng sản phẩm. Sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu các rủi ro.
Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Contral Union, cho biết, ở mỗi quốc gia có một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, khi lựa chọn thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đồng thời phải tìm hiểu và lựa chọn chứng nhận tiêu chuẩn phù hợp.Trên thực tế, có nhiều sản phẩm của Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhưng do những sai sót trong khâu quản lý hồ sơ nên không được cấp chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm và không thể gia nhập các thị trường có yêu cầu cao về sự an toàn.
Ông Vũ Văn Tám cho rằng, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, không chỉ có thực phẩm xuất khẩu mà ngay cả thực phẩm tiêu thụ nội địa cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thực phẩm nước ngoài.Để có thể cạnh tranh được, các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà đầu tiên là đảm bảo tính an toàn của thực phẩm. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Việt Nam phải quy hoạch lại cả ngành trồng trọt lẫn chăn nuôi theo định hướng phát triển của kinh tế thị trường. Tức là sản xuất theo cơ chế cân bằng cung – cầu cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Theo đó, các nông hộ cần được liên kết lại sản xuất theo quy mô nông trại, có thể kiểm soát được cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp và nông hộ cũng cần chủ động tham gia, tuân thủ các yêu cầu của chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hướng tới mục tiêu đưa thực phẩm Việt Nam hội nhập vào chuỗi giá trị thực phẩm của khu vực và thế giới./.Tin liên quan
-
Đời sống
10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mùa nắng nóng
10:28' - 08/05/2017
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành chế biến thực phẩm EU hưởng lợi từ các hiệp định thương mại
06:35' - 01/03/2017
Kim ngạch xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) tăng thêm hơn một tỷ euro nhờ ba hiệp định thương mại giữa khối này và Mexico, Hàn Quốc và Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các hiệp định tự do thương mại có lợi cho ngành chế biến thực phẩm EU
10:05' - 28/02/2017
Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phil Hogan đã trình bày nghiên cứu về tác động tích cực đối với lĩnh vực nông nghiệp châu Âu của ba hiệp định thương mại với Mexico, Hàn Quốc và Thụy Sỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49'
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53'
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21'
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33'
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59'
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00'
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".
-
Doanh nghiệp
Samsung điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu
07:46' - 07/04/2025
Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc có khả năng phải điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu do các mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại của hãng.