Khẩn trương ban hành quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực công thương, đã có 45 đại biểu đặt câu hỏi và 9 đại biểu tham gia tranh luận, 10 đã đặt câu hỏi nhưng không đủ thời gian để Bộ trưởng trả lời ở hội trường và 15 đại biểu có đăng ký nhưng chưa có đủ thời gian để chất vấn tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu chất vấn thì gửi tới Bộ trưởng sau phiên này.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tiếp nối không khí của phiên chất vấn trước, phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Công Thương đã diễn ra sôi nổi. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi, tất cả những câu hỏi đặt ra ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung, các chuyên đề đã chọn chất vấn. "Đây là lần thứ hai trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời rõ ràng, lưu loát, nắm chắc vấn đề trong công tác quản lý, điều hành của ngành. Đồng thời, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm về sự tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian qua đối với công tác quản lý quy hoạch phát triển điện và trong đó có điện khí và năng lượng tái tạo" - Chủ tịch Quốc hội đánh giá. Theo Chủ tịch Quốc hội, công thương là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Sự phát triển của ngành công thương cũng chính là sự phát triển của đất nước gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đưa nước ta trở thành nước phát triển. Thời gian qua, với sự cố gắng, nỗ lực của Bộ, lĩnh vực công thương đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. "Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần tiếp tục triển khai đòi hỏi phải nỗ lực quyết liệt hơn nữa để có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới " - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Quốc hội, tất cả những ý kiến đại biểu Quốc hội chất vấn hôm nay là những vấn đề mà cử tri xã hội đất nước quan tâm. Những nội dung được Quốc hội chất vấn hôm nay cũng là những vấn đề không phải là vấn đề mới. Có những nội dung Quốc hội đã tiến hành giám sát, chất vấn; cũng như trong thảo luận về kinh tế - xã hội tại các kỳ họp đã đưa ra nhiều lần. Đó là những công tác như hỗ trợ xuất khẩu, quản lý thị trường, chống hàng gian, hàng giả, buôn lậu thương mại... Để có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực công thương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan tới nhiệm vụ các lĩnh vực đã được chất vấn. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số vấn đề. Trước hết là đến năm 2020, ngành cố gắng trình Chính phủ để hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII) và Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm phát triển cân đối giữa các vùng miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải rà soát; xử lý các vấn đề phát sinh trong quy hoạch, vận hành các dự án điện điện khí điện mặt trời, điện gió.Bên cạnh đó là phải huy động các nguồn lực các giải pháp về công nghệ để xây dựng hệ thống truyền tải điện, nâng cấp trạm biến áp; tăng cường đầu tư hệ thống truyền tải để giải toả nguồn điện; nghiên cứu cơ chế mới để huy động nguồn xã hội hóa cho việc xây dựng hệ thống truyền tải điện; tiếp tục mở rộng thị trường cạnh tranh bán buôn điện; thí điểm để các nhà máy điện gió, điện mặt trời; bán điện trực tiếp cho khách hàng mua điện và tiến tới hình thành một thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục huy động nguồn lực triển khai Đề án điện nông thôn miền núi, hải đảo; nghiên cứu, sửa đổi cơ chế, điều chỉnh mức giá bán lẻ bình quân, sửa đổi quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; rà soát, đẩy nhanh tiến độ, xử lý các tồn tại phát sinh của các công trình, các dự án điện trọng điểm như dự án Điện Bạc Liêu, Long Phú Môn, Thái Bình 2 và các dự án điện khác theo như chất vấn của đại biểu Quốc hội để bảo đảm nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và những năm tiếp theo. "Không để xảy ra tình trạng thiếu hụt điện cho sản xuất kinh doanh" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị triển khai hiệu quả chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; có các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nói chung và trong đó có doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng đối với các sản phẩm xuất khẩu; rà soát, hoàn thiện quy định về tạm nhập, tái xuất, quản lý hàng hóa tại các kho ngoại quan; đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu và nâng cao hiệu quả; đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; hạn chế tình trạng phụ thuộc thương mại đối với các đối tác thương mại lớn. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị xây dựng thương hiệu Việt Nam; hỗ trợ cho các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế; triển khai các quy định về phòng vệ thương mại, nhất là hỗ trợ xử lý các tranh chấp thương mại; cảnh báo, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp tục đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và hoàn thiện môi trường kinh doanh. Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; rà soát, hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; phối hợp các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xây dựng đầy đủ quy định pháp luật về quy tắc xuất xứ hàng hoá phù hợp với thông lệ quốc tế. "Khẩn trương ban hành quy định cụ thể về hàng hoá xuất xứ Việt Nam và có các giải pháp để giám sát, kiểm soát việc nước ngoài lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba; chủ động xây dựng các hàng rào thuế quan hàng rào kỹ thuật hợp lý phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ doanh nghiệp, thị trường trong nước" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Bên cạnh đó là quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả vai trò của lực lượng quản lý thị trường; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho buôn lậu, xử lý nghiêm trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trong việc nhập khẩu các hàng hóa có hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia,.../. Xem thêm:>>Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Chặn đường “lậu” vào Việt Nam
>>Bên lề Quốc hội: Mong muốn Bộ trưởng Công Thương thực hiện đúng cam kết sau chất vấn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn
06:17' - 07/11/2019
Ngày 7/11, Quốc hội bước sáng ngày thứ hai tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Giảm 46% số lượng đội quản lý thị trường trên cả nước
19:13' - 06/11/2019
Chiều 6/11, tiếp tục chương trình chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đăng đàn và giải đáp nhiều vấn đề đại biểu quan tâm liên quan lĩnh vực công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
"Tàu 67" làm "nóng" nghị trường Quốc hội
15:03' - 06/11/2019
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 6/11, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến những bất cập của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời về nông thôn mới
12:50' - 06/11/2019
Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải đáp nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.