Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Chặn đường “lậu” vào Việt Nam
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, liên tục trong 2 năm 2018 – 2019, các nước đều phản ứng chính thức về việc Việt Nam lùi thời hạn mở cửa thị trường đường này theo ý kiến của Hiệp hội mía đường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các nước phản ứng rất mạnh mẽ và thậm chí có nguy cơ họ sẽ tiếp tục phản ứng dưới hình thức trừng phạt hoặc là họ rút lại những cam kết của mở cửa thị trường các lĩnh vực khác của họ đối với chúng ta. Thế nhưng đến nay, các nước ASEAN cơ bản đã đồng thuận chấp nhận cho Việt Nam mở cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.
Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong ASEAN mở cửa thị trường cho các nước tham gia trong nội khối. Vậy nếu Việt Nam tiếp tục lùi thời hạn này nữa và không thực hiện mở cửa thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tiến trình hội nhập và nhất là việc thực thi các hiệp định khác.Trong bối cảnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành đường thực tế hiện nay đang rất hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nếu không vượt qua, không khắc phục được những nguyên nhân đó, năng lực cạnh tranh kém của ngành đường sẽ tiếp tục kéo dài và gây ra những hậu quả cho không chỉ ngành mía đường mà cả người nông dân trồng mía và chuỗi sản phẩm.
“Ngoài năng lực cạnh tranh và lợi thế hơn hẳn từ Thái Lan, Brazil, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, vấn đề đường nhập lậu đang trở thành một nguy cơ lớn với quy mô nhập lậu rất lớn và đang được tổ chức ngày càng tinh vi, phức tạp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận.Cho biết Bộ Công Thương đang có những dự án và kế hoạch triển khai cụ thể để phối hợp cùng với ngành mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm bảo vệ thị trường mía đường trong nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: Trong hội nhập thì còn có cơ chế, công cụ pháp lý để đảm bảo bảo vệ được kế hoạch sản xuất trong nước là cơ chế về phòng vệ thương mại. Nếu sau khi mở cửa thị trường, đường nhập khẩu nhập vào Việt Nam mà gây ra đe dọa nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước và lợi ích của người dân trong nước, có quyền áp dụng cơ chế này để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
“Chúng tôi cam kết với Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có những giải pháp cụ thể và kịp thời. Trong đó có cả đấu tranh chống buôn lậu, ngăn chặn nhập khẩu đường gian lận vào Việt Nam cũng như bảo vệ bằng các biện pháp pháp lý cho ngành sản xuất nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết. Tổ chức lại sản xuất cho rau, quả, trái câyTrước lo lắng của đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) về thực tế các sản phẩm nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến tình trạng ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới diễn ra lặp đi lặp từ năm này đến năm khác, đặc biệt là vào những thời điểm cao điểm chính vụ thu hoạch, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay: Thời gian qua, rau quả trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh và trên thực tế đã phát triển mạnh không chỉ tại thị trường Trung Quốc mà còn ở một số thị trường quan trọng khác như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, có vấn đề là rau, quả, trái cây phần lớn xuất khẩu thô, chưa qua chế biến. “Như vậy còn vướng rất nhiều điều kiện để đảm bảo xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo sự ổn định thị trường”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, với Trung Quốc từ rất lâu, Việt Nam mới chỉ có 9 mặt hàng rau, quả, trái cây chính thức được cấp phép xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra, hàng loạt các rau, quả, trái cây tiềm năng khác vẫn đang chờ đợi và chưa hoàn tất được khâu mở cửa thị trường. Để hoàn tất các khâu mở cửa thị trường này đòi hỏi phải vượt qua những hàng rào kỹ thuật về an toàn thực phẩm cũng như các điều khoản khác, nếu không sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc và hàng loạt các thị trường khác trên thế giới. “Trung Quốc hiện cũng áp dụng chung những quy định chung của thương mại quốc tế và theo tập quán quốc tế. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc tổ chức lại sản xuất cho rau, quả, trái cây nói riêng và nông nghiệp nói chung là rất quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. Chỉ rõ dù đã có xuất khẩu chính ngạch nhưng khâu tổ chức sản xuất để thực hiện các hoạt động thâm nhập thị trường vẫn là thủ công và làm đơn giản mà tự chủ yếu, tự phát và thông qua các thương lái người Việt và Trung Quốc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Những yêu cầu cao, yêu cầu mới của phía Trung Quốc liên quan đến truy xuất nguồn gốc liên quan đến đóng gói bao bì lại không đảm bảo nên dẫn đến tình trạng thông quan tại cửa khẩu luôn bị vướng vào những chi tiết kỹ thuật này và dẫn đến kéo dài thời gian. Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Lạng Sơn để tổ chức điều phối, nagy cả trong thời điểm của phiên làm việc với Trung Quốc để nâng cao năng lực thông quan tại địa bàn. Về cơ bản chúng tôi cho rằng các cơ quan, các địa phương trong tổ chức sản xuất cần phải tiếp cận với thị trường theo đúng yêu cầu chung, tập quán quốc tế. Cách tiếp cận thị trường và tổ chức trong xuất khẩu sang thị trường cũng có sự tổ chức tốt hơn. Rất mong các địa phương cần chủ động trong tổ chức sản xuất cũng như gắn với việc đảm bảo những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, đóng gói bao bì và cả những yêu cầu khác liên quan đến giao thương hàng hoá với thị trường Trung Quốc để đảm bảo giải pháp phát triển bền vững - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. “Một số dự án lớn về phát triển logistics tại vùng biên giới cũng như các hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho thương mại giao thương với Trung Quốc cũng đang được Bộ Công Thương triển khai khai theo chỉ đạo của Chính phủ”, Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh cho biết./. >>> Phú Yên siết chặt quản lý kinh doanh mặt hàng đường dịp cuối nămTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
"Chao đảo" vì đường lậu
11:40' - 22/09/2018
Tồn kho đường cao ngất ngưỡng trong bối cảnh giá bán xuống thấp, đường lậu lại được bày bán công khai ở khắp nơi… khiến nhiều nhà máy “đứng ngồi không yên”.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý thị trường phía Nam “nóng” chuyện đường lậu và thuốc lá lậu
15:02' - 29/06/2018
Ngày 29/6, tại Hậu Giang diễn ra hội nghị công tác phối hợp 19 chi cục quản lý thị trường khu vực phía Nam do Bộ Công Thương tổ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách