Khi DeepSeek định hình lại "thế cờ"?
Trong bối cảnh “những gã khổng lồ” trí tuệ nhân tạo (AI) như OpenAI, Google hay Anthropic đang thống lĩnh thị trường, một cái tên mới từ Trung Quốc – DeepSeek – đã khiến cả ngành công nghệ phải chú ý. Với mô hình R1, DeepSeek không chỉ phá vỡ thế độc tôn của các “ông lớn” mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu AI có còn là sân chơi dành riêng cho những tập đoàn nghìn tỷ USD?
Từ cuối năm 2022, những trợ lý AI như ChatGPT (của công ty OpenAI), Claude (của Anthropic) hay Gemini (của Google) đã thống lĩnh thị trường nhờ vào các khoản đầu tư khổng lồ vào đội ngũ kỹ sư, trung tâm dữ liệu và chip AI tiên tiến. Nhưng DeepSeek đã bất ngờ bước vào cuộc đua với mô hình R1 đột phá với chi phí phát triển chỉ vỏn vẹn 6 triệu USD - một con số gây sốc so với hàng tỷ USD của các đối thủ.
Dù nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ chi phí thực sự của DeepSeek, nhưng sự xuất hiện của mô hình này vẫn làm dấy lên những tranh luận: Liệu AI có đang trở thành một hàng hóa phổ thông, thay vì một công nghệ cao cấp chỉ dành cho các tập đoàn khổng lồ?
Chuyên gia phân tích Angelo Zino thuộc công ty nghiên cứu CFRA nhận định: “Các công ty tiên phong trong lĩnh vực này luôn phải chi tiêu rất nhiều để đi đầu. Nhưng những ‘tân binh’ sau đó có thể làm điều tương tự với chi phí rẻ hơn và nhanh hơn”.Tại hội nghị HumanX AI diễn ra ở Las Vegas (Mỹ) hồi tuần trước, ông Thomas Wolf – nhà đồng sáng lập công ty Hugging Face (chuyên phát triển các công cụ tính toán để xây dựng các ứng dụng sử dụng máy học) - cho rằng chi phí phát triển AI ngày càng giảm, và quan trọng hơn, người dùng cũng không còn quá quan tâm đến việc họ đang sử dụng mô hình nào.
Ông Wolf nhận xét: “Chúng ta đang bước vào một thế giới đa mô hình và đó là điều tốt”. Ông đồng thời chỉ ra phản ứng khá bình lặng của thị trường đối với phiên bản ChatGPT mới nhất.
Tuy nhiên, OpenAI không dễ dàng chấp nhận quan điểm này. Ông Kevin Weil - Giám đốc sản phẩm của OpenAI - khẳng định rằng không phải tất cả mô hình AI đều như nhau. Ông tuyên bố: "Chúng tôi có thể không còn dẫn trước 12 tháng như trước đây, nhưng lợi thế 3-6 tháng vẫn rất giá trị". Với hơn 400 triệu người dùng, OpenAI có lợi thế thu thập lượng dữ liệu khổng lồ để cải thiện liên tục các mô hình của mình.
Ông Fen Zhao - Giám đốc nghiên cứu tại Alpha Edison, so sánh OpenAI với Google, khi cả hai đều đã trở thành cái tên quá quen thuộc trong tâm trí người dùng.
Cải tiến trong công nghệ chip và tối ưu hóa thuật toán đã giúp giảm chi phí phát triển AI, nhưng cuộc đua này vẫn đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Các mô hình mã nguồn mở đang thúc đẩy đổi mới nhanh hơn, nhưng những công ty theo mô hình đóng như OpenAI và Anthropic lại đang đối mặt với áp lực tài chính khổng lồ.
Tháng 2 vừa qua, tập đoàn đầu tư SoftBank của Nhật Bản đã rót 40 tỷ USD vào OpenAI, nâng định giá của công ty lên 300 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm ngoái. Nhưng với tốc độ “đốt tiền” lên tới 1 tỷ USD mỗi tháng, OpenAI vẫn phải liên tục huy động vốn.
Trong khi đó, Anthropic cũng không chịu thua kém khi vừa huy động 3,5 tỷ USD trong tháng 3, đạt mức định giá 61,5 tỷ USD.Ông Jai Das từ Sapphire Ventures bình luận: “Nếu bạn tiêu tốn 1 tỷ USD mỗi tháng, bạn sẽ phải không ngừng gọi vốn. Tôi không thấy họ có thể đạt lợi nhuận sớm hơn mức chi tiêu khổng lồ này”.
Với sự trỗi dậy của những thế lực mới như DeepSeek và sự chuyển dịch dần sang một thế giới AI đa mô hình, bức tranh tương lai của ngành AI đang thay đổi từng ngày. Cuộc đua không còn chỉ xoay quanh những ông lớn “đốt tiền” để giành thế thượng phong, mà đang mở ra cơ hội cho những đối thủ thông minh hơn, linh hoạt hơn.
- Từ khóa :
- Deepseek
- mô hình R1
- trí tuệ nhân tạo
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn sốt" DeepSeek đang nắn lại dòng vốn quốc tế
05:30' - 04/03/2025
Theo trang tin Thời báo Hoàn Cầu, với sự phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ Trung Quốc mới nổi như DeepSeek, dòng vốn quốc tế đang không ngừng đổ vào tài sản công nghệ của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40'
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30'
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30'
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tiến tới xây dựng thành công mô hình bệnh viện thông minh
07:30' - 21/04/2025
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong ngành y tế.
-
Công nghệ
Những thay đổi đáng chú ý trong bản cập nhật của ChatGPT
13:30' - 20/04/2025
OpenAI vừa tung ra một bản cập nhật cho ChatGPT, giới thiệu hai mô hình ngôn ngữ mới mang tên o3 và o4-mini, dự kiến mang lại trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) khác biệt so với trước đó cho.
-
Công nghệ
Cuộc cách mạng của YouTube và nền kinh tế sáng tạo
08:00' - 20/04/2025
Theo MIDiA, đến năm 2031, ước tính sẽ có 696 triệu người sáng tạo nội dung ở mọi lĩnh vực, tăng từ 239 triệu người vào năm 2022.
-
Công nghệ
Điện toán lượng tử có thể thúc đẩy tham vọng AI của Google
23:00' - 19/04/2025
Các nhà khoa học tại doanh nghiệp công nghệ Alphabet - công ty mẹ của Google - đang làm việc cho một trong những dự án đầy tham vọng nhất của doanh nghiệp này cho đến nay.