“Kho vàng” từ dãy Trường Sơn
Đến với vùng núi miền Tây Quảng Nam nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ là đến với nơi cư trú của tộc người Cơ Tu ngàn đời nay. Nơi đây tự hào lưu truyền và giữ gìn kho tàng di sản văn hóa vật thể của đồng bào Cơ Tu, đặc biêt là nghề đan lát mây tre.
Không ai biết nghề đan lát ở đây có từ bao giờ, chỉ biết, những chàng trai Cơ Tu khi đến tuổi trưởng thành, ai cũng biết đi rừng hay xuống suối bắt cá, bàn tay nào cũng biết đan gùi, đan giỏ. Biết bao mùa rẫy đi qua, bao lần cây rừng Trường Sơn thay lá... nhưng người Cơ Tu vẫn thường gắn bó với những vật dụng đan lát từ mây tre.
Nói đến sản phẩm đan lát của người Cơ Tu phải kể tới gùi, vật dụng gắn chặt với cuộc sống thường nhật của đồng bào, từ lao động đến tín ngưỡng, tâm linh. Theo các già làng nơi này, gùi có nhiều loại nhưng nổi bật vẫn là Ta lếch, chiếc gùi 3 ngăn của người đàn ông Cơ Tu. Nếu coi đây là đỉnh cao nghệ thuật đan lát của đồng bào Cơ Tu thì đan gùi là cơ hội để người đàn ông Cơ Tu chứng tỏ sự giỏi giang, khéo léo của mình.
Ông Bh’ling Phát, Trưởng thôn Pơr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang chia sẻ: “Xưa, đàn ông Cơ Tu từ nhỏ đã được truyền nghề bởi những nghệ nhân của làng. Vì thế, họ thành thạo việc đan lát từ rất sớm và xem đây như một “tài nghệ” để chuẩn bị cho việc bắt vợ, gả chồng sau này.
Trong vô số quà tặng của nhà trai cho nhà gái trong ngày cưới hỏi, luôn kèm vài chiếc gùi đan bằng mây, hoặc chiếc nong, nia do chính tay chú rể đan làm quà ra mắt bố mẹ, người thân bên vợ. Phong tục độc đáo này cũng một phần giúp lưu giữ được nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu trong suốt hàng trăm năm qua”.
Qua thời gian, những vật dụng này ngày một hoàn thiện, trở nên tinh tế, phù hợp với nhu cầu mỗi người, mỗi công việc hàng ngày như gùi củi (dong mặt), gùi sắn (dong kiêr), gùi để đựng rau củ quả (pơr êêng, ưl têêh), thì được đan thưa, gùi dùng để đựng lúa (h’đooh, ưl đool) thì thân phải đan sao cho thật kín, khít...Nương tựa và mưu sinh nhờ rừng, đồng bào sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau để đan lát các vật dụng, nhưng chủ yếu vẫn là mây, tre, lá dứa, sợi guột, dây bìm bịp rừng... Không chỉ có gùi, người Cơ Tu còn tạo ra nhiều loại vật dụng sinh hoạt được đan một cách tỉ mỉ, khéo léo và chứa đựng ý nghĩa văn hóa sâu sắc như mâm (a pấc ka zơ), nia (đha' điêng, h' đing), rổ đựng (a pấc), giỏ tuốt lúa (arây, a rê), giỏ tỉa hạt (achuy, a chưy), đơm (bẫy) bắt cá (a' ruung), giỏ đựng cá (tơ ru/chơ ru), võng (t' nay)...Để hoàn thiện một sản phẩm đan lát này phải mất ít nhất từ 3 - 5 ngày, thậm chí có những sản phẩm mất cả tháng. Ấy vậy mà, trong xu hướng phát triển của cuộc sống xanh, khi con người hướng tới thuận tự nhiên và tôn trọng các giá trị bền vững với môi trường, khách hàng không ngại chờ đợi để nhận hàng.Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Lê Bá Ngọc: “Đến Quảng Nam, chúng tôi thấy “kho vàng” từ dãy Trường Sơn, đi đâu cũng có nguyên liệu đan lát, cho thấy tiềm năng phát triển lĩnh vực này của người Cơ Tu rất lớn. Đồng bào không kể hết tên những loại cây mây có ở rừng Trường Sơn... Chúng tôi nói với bà con rằng hãy phát triển sở trường của mình là sản phẩm đan lát truyền thống, dựa trên những mẫu mã mới có thể tiếp cận được và phù hợp với thị hiếu của đông đảo công chúng hiện nay”.Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí khôi phục nghề thủ công này tại các xã Sông Kôn, huyện Đông Giang; xã Tr’Hy, huyện Tây Giang; xã Zduôih, huyện Nam Giang... Con em đồng bào Cơ Tu tại các làng nghề được học nghề và giới thiệu các mẫu đan, sản phẩm mây tre. Sản phẩm làm ra trở thành mặt hàng lưu niệm ưa thích của nhiều du khách, từ đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam.Cùng với nguồn lực của địa phương, tỉnh đã tranh thủ nguồn lực từ các dự án, chương trình của các tổ chức như dự án Trường Sơn Xanh, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)… để khôi phục giá trị văn hóa dân tộc thông qua các làng nghề truyền thống.Theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, địa phương luôn xác định khôi phục và bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Việc gìn giữ nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng được xác định là hướng đi quan trọng trong bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu; trong đó, có nghề đan lát mây tre.Với định hướng đó, cùng với các nét văn hóa đặc sắc khác, nghề đan lát mây tre đã tạo nên sức hút, hấp dẫn nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm tại các làng của đồng bào. Cũng nhờ vậy, việc giữ nghề, truyền nghề đan lát mây tre được quan tâm hơn. Từ sự phát triển này, địa phương hy vọng sẽ khuyến khích giới trẻ gìn giữ, phát triển những tri thức, kỹ năng đan, để còn mãi những chiếc gùi, chiếc giỏ... vốn đã gắn bó, nuôi dưỡng tâm hồn của người Cơ Tu từ lâu đời. Năm tháng qua đi, cuộc sống của người Cơ Tu vẫn gắn liền với đại ngàn Trường Sơn, với những dãy núi trập trùng ẩn hiện trong mây, những thác suối quanh năm tấu khúc nhạc róc rách… Xứ sở của biết bao nguyên liệu mây, tre, lá cũng từ đây hồi sinh qua các vật dụng đan lát, không chỉ phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa của dân tộc Cơ Tu, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho đồng bào./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề
08:13' - 16/12/2022
Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu.
-
Kinh tế & Xã hội
Làng nghề đồ thờ Sơn Đồng vào vụ Tết
15:35' - 20/11/2022
Làng nghề đồ thờ Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội) sau hàng trăm năm hình thành và phát triển đã vang danh và nổi tiếng không chỉ khắp mọi miền tổ quốc mà cả nhiều quốc gia trên thế giới biết tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bảo tồn 16 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một
12:30' - 30/10/2022
Đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30' - 23/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20' - 23/11/2024
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024. XSĐL ngày 24/11. KQXSDL. XSDL 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSĐL 24/11. XSDL 24/11. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa miễn phí nhiều di tích nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
18:56' - 23/11/2024
Tại Hà Nội, các di tích Quốc gia đặc biệt như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa miễn phí vé tham quan trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.