Khởi đầu kỷ nguyên mới trong cạnh tranh sản xuất đất hiếm
Đất hiếm chỉ thể hiện một phần sự dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên của lục địa Bắc Mỹ. Bất chấp những lời tuyên bố của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc phản đối hoạt động khoan khai thác dầu, Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu thô là 44,4 tỷ thùng và xuất khẩu nhiều xăng dầu hơn nhập khẩu. Và trước khi Tổng thống Biden có động thái hạn chế vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), trong năm 2023, Mỹ là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Tương tự, ngành khai thác than của Mỹ có quy mô lớn thứ tư trên thế giới, sản xuất gần 600 triệu tấn than vào năm 2022, sạch hơn và an toàn với môi trường hơn nhiều so với các nước sản xuất hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Tài nguyên gỗ và nước của Mỹ hầu như không có đối thủ trên toàn cầu. Khả năng cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng trong nước mang lại cho Mỹ lợi thế rất lớn về kinh tế và địa chính trị.Tuy nhiên, bức tranh tài nguyên thiên nhiên của Mỹ không hoàn toàn tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong nhiều thế kỷ, chính sự trù phú của đất Mỹ đã thúc đẩy việc mở rộng định cư. Mỹ vẫn là nước sản xuất nông nghiệp lớn thứ tư thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo lớn thứ năm. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, đất nông nghiệp ở Mỹ đã bị thu hẹp đáng kể do sự mở rộng đô thị và các quy định về bảo vệ môi trường. Các loại rau quả mặc dù có thể trồng ở tại Mỹ song hiện nay phải nhập khẩu từ Mexico, Canada và các nước khác.Sáu triệu nông dân Mỹ - chiếm 2% dân số, vẫn bị áp lực nặng nề, vì khoảng 13 triệu mẫu đất nông nghiệp (1 mẫu Anh = 4.046,86 m2) đã biến mất trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021. Tại khu vực Central Valley giàu có của California, một triệu mẫu đất khác dự kiến sẽ bị bỏ hoang trong hai thập kỷ tới để tuân thủ các quy định mới về nước ngầm - ngay cả khi chính quyền bang California bơm hàng nghìn tỷ lít nước mưa vào Thái Bình Dương do các quy định tương tự.Các quy định thông minh để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có nhiều kiến thức hơn bao giờ hết về cách bảo vệ môi trường đồng thời thúc đẩy nền kinh tế đa dạng. Nếu Mỹ từ chối phát huy lợi thế tự nhiên của mình, Mỹ sẽ nhường lại vai trò lãnh đạo toàn cầu cho Trung Quốc.Khi các cuộc khủng hoảng bùng phát ở Ukraine và Trung Đông, Chính phủ Mỹ sẽ phải tăng cường mọi loại hình sản xuất phục vụ quốc phòng trong khi vẫn đảm bảo mức sống của người Mỹ. Địa danh Halleck Creek một ngày nào đó có thể trở nên quen thuộc với người Mỹ như Comstock Lode hay các mỏ dầu ở Vịnh Prudhoe. Sự quản lý khôn ngoan và khai thác táo bạo nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Mỹ sẽ giúp đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh của nước này trong thế kỷ tới. Theo bài viết của tác giả Michael Auslin đăng trên tờ Wall Street Journal (WSJ), việc tập đoàn American Rare Earths của Mỹ công bố phát hiện 2,34 tỷ tấn đất hiếm gần khu vực Wheatland bang Wyoming hồi tuần trước đã báo hiệu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong cuộc cạnh tranh sản xuất đất hiếm – nguồn động lực cho nền kinh tế toàn cầu.Nếu được khai thác một cách khôn ngoan, mỏ đất hiếm mới được phát hiện, với chất lượng cao nhất thế giới, sẽ mang lại cho Mỹ lợi thế kinh tế và địa chính trị lớn trong tương lai gần.Mỏ đất hiếm tại Halleck Creek có tiềm năng biến Mỹ trở thành nhà chế biến đất hiếm lớn nhất thế giới. Đây là khoáng chất được sử dụng để sản xuất chip máy tính, điện thoại thông minh và động cơ máy bay. Đất hiếm là nền tảng cho nền sản xuất tiên tiến. Những khoáng chất này cũng rất quan trọng trong tất cả các công nghệ quân sự và do đó đóng vai trò trung tâm của an ninh quốc gia.Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm sẽ gây ra ô nhiễm. Quá trình sản xuất sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước nước, để lại bùn độc hại và các chất phóng xạ. Những lo ngại về môi trường đã khiến các công ty Mỹ hạn chế khai thác trong nước và kết quả là Trung Quốc trở thành nhà tinh chế đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm tới 95% sản lượng và nguồn cung toàn cầu vào năm 2023.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30'
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài 1: Sản lượng công nghiệp sụt giảm liên tiếp
05:30' - 30/03/2025
Đức từng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất cao cấp. Nhưng trong 5 năm gần đây, quốc gia này đã chứng kiến sản lượng công nghiệp suy giảm liên tục, đe dọa tới 5,5 triệu việc làm và 20% GDP.
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà đầu tư thận trọng với thị trường Đông Nam Á
06:30' - 29/03/2025
Các nhà đầu tư đang phản ứng với mức độ bất ổn và rủi ro ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu và có xu hướng tạm dừng "rót vốn" vào khu vực Đông Nam Á năng động.