Khởi nghiệp ASEAN: Bài 2- Xây dựng hạ tầng thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực, dịch COVID-19 là cơ hội cho các doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng chuyển đổi số để phát triển bền vững.
* Hơn 70% doanh nghiệp “loay hoay” ứng dụng công nghệ số VCCI và Tập đoàn VNPT đã công bố báo cáo "Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19 và phát triển" để đánh giá những tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động của doanh nghiệp và phân tích xu hướng ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn.Đồng thời, báo cáo khái quát "bức tranh" tương đối toàn diện về những tác động của dịch COVID-19 đem lại cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau từ sản xuất, bán hàng và kinh doanh...
Nhìn nhận một cách tích cực, dịch COVID-19 cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển bền vững.Theo khảo sát của CISCO, hiện nay tại Việt Nam hơn 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang "loay hoay" chuyển đổi số để đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, các doanh nghiệp nhận ra sự cạnh tranh bắt phải thực hiện chuyển đổi số để "tồn tại".
Ông Adrian Gunadi - Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Investree, ASEAN BAC Indonesia cho biết: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Indonesia cũng đang thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số nhưng gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số và cần được hỗ trợ bởi thực tế nhiều doanh nghiệp đang hoạt động thủ công khi chuyển đổi chưa biết giải pháp và lộ trình chuyển đổi phù hợp để tiếp cận hiệu quả khi chuyển đổi số. Chia sẻ kinh nghiệm quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT cho biết, trước đây, VNPT chỉ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng nhờ chuyển đổi số mà giờ đây nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp với chức năng cung cấp dịch vụ số.Thực tế, chính dịch COVID-19, là cơ hội để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển liên quan đến các ý tưởng chuyển đổi số.
Thực tế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua bị suy giảm do ảnh hưởng dịch COVID-19, các hoạt động liên quan tới sản xuất, bán hàng, xuất khẩu... cũng bị ảnh hưởng do thị trường nước ngoài bị thu hẹp, ngược lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn hơn trong tìm kiếm khách hàng ngay tại thị trường trong nước, doanh thu của các doanh nghiệp suy giảm trầm trọng cho thấy tính cấp thiết trong ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để tồn tại. * Tập trung xây dựng hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sốTại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong phát triển công nghệ số; sớm ban hành kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025; quản lý chặt chẽ các nền tảng số nước ngoài, đẩy mạnh phát triển các mạng xã hội trong nước; sớm ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...
Theo đó, năm 2021, cơ bản hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng các nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi số trong doanh nghiệp.Thực tế, nhận thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã có những thay đổi tích cực nhưng công nghệ số chỉ được các doanh nghiệp ứng dụng đối với hoạt động quản trị, logistic, marketing trong khi các vấn đề "khởi đầu" ứng dụng từ sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.
Doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực để tiến hành chuyển đổi số, song mới nằm ở mức độ cơ bản, sơ khai; tỷ lệ số hóa trong sản phẩm, dịch vụ còn thấp do những "rào cản" trong chuyển đổi số như: Chi phí ứng dụng công nghệ số cao; thiếu cơ sở hạ tầng để chuyển đổi số; rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp; thiếu nhân lực có trình độ...
Do đó, chính phủ cần có thêm hỗ trợ ngoài cơ sở hạ tầng chuyển đổi số như: Hỗ trợ tài chính trong ứng dụng công nghệ số; minh bạc hóa các quy tắc quy định về quản lý dữ liệu.... để các doanh nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian tới.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành và hỗ trợ xây dựng hạ tầng để doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số.Tuy nhiên để các doanh nghiệp chuyển đổi số "thành công" mang lại hiệu quả trong việc phát triển bền vững, không thể làm “phong trào”, mà đối với từng doanh nghiệp phải xem xét, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp và xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một cuộc "chơi" để tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi và thích nghi chuyển đổi số để không bị tụt lại phía sau trong bối cảnh cạnh tranh "khốc liệt" để tồn tại và phát triển bền vững./.
Xem thêm:
Khởi nghiệp ASEAN: Bài 1 - Đưa ASEAN trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
- Từ khóa :
- chuyển đổi số
- công nghệ
- công nghệ số
- vcci
- vnpt
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Định hướng đầu tư và thúc đẩy phát triển công nghệ số
13:12' - 13/11/2020
"ASEAN số: Bền vững và Bao trùm" là chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư ASEAN đang diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 13/11 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19 liệu có tạo ra bước đột phá cho công nghệ số?
21:23' - 22/10/2020
Trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020, Hội nghị Bàn tròn cấp Bộ trưởng phiên thứ ba đã thảo luận về vai trò của công nghệ số, nhấn mạnh vai trò định hình tương lai của kết nối.
-
Công nghệ
239 sản phẩm dự thi Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam"
20:31' - 22/10/2020
Ngày 22/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức phiên họp đầu tiên của Hội đồng Giám khảo Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam" năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.