Khơi thông "mạch máu" logistics - Bài 2: Củng cố tiềm lực doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics Tp. Hồ Chí Minh có ưu thế về hoạt động nội địa, chủ yếu cung cấp dịch vụ logistics giản đơn (2 PL), đóng vai trò như vệ tinh cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3 PL, 4 PL) của nước ngoài.
Tuy vậy, khó khăn cơ bản của doanh nghiệp logistics Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung là có quy mô nhỏ và vừa nên thường gặp thách thức về vốn đầu tư và đào tạo, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thiếu nguồn lực
Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp; trong đó, 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), có 90% thị phần khai thác cảng biển thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. Tương tự, đối với vận tải đường bộ và khai báo hải quan cũng như cung cấp kho, dịch vụ kho thì gần như 100% thuộc về các doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Ghi nhận trong thời gian gần đây, sự bùng nổ về thương mại điện tử và logistics điện tử (e-Logistics) đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới... để gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang cạnh tranh rất lớn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực giỏi, do sức hút của doanh nghiệp nước ngoài hoặc tự tách riêng ra thành lập công ty riêng nhỏ. Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn nhiều hạn chế, phần lớn website doanh nghiệp logistics Tp. Hồ Chí Minh thiếu những tiện ích mà khách hàng cần dùng như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu, e-Booking...
Với thực trạng nêu trên, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt càng khó thực hiện mục tiêu trở thành các doanh nghiệp lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh thị phần với doanh nghiệp nước ngoài. Thống kê, có hơn 50% doanh nghiệp logistics tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại còn chưa đúng mức, dẫn đến các doanh nghiệp phần lớn nhỏ và siêu nhỏ.
Điều này càng đặt ra cho nhiều doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam nhu cầu thay đổi và "chuyển mình" theo xu hướng không thể đảo ngược với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, áp dụng quản lý số và tự động hóa trong vận hành, mô hình quản trị ngày càng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng phải tăng cường liên kết và tận dụng thế mạnh của nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh khép kín thì khó cạnh tranh trên thị trường.
Bởi sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như thiếu tính kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics đã làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp đang bị hạn chế ngay trên chính sân chơi của chính mình khi chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về doanh nghiệp nước ngoài.
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, còn phân tán, thiếu tính kết nối giữa các khâu từ vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu tới lưu trữ kho bãi và quản trị chuỗi cung ứng. Quy mô và phạm vi dịch vụ các trung tâm logistics của hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp hoặc trong phạm vi mang tính địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ 1 ngành hoặc 1 vùng kinh tế.
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA cho rằng, dù là một ngành nhiều tiềm năng nhưng thực tế, phần lớn các doanh nghiệp logistics của ta có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn và công nghệ cũng như năng lực hoạt động ở thị trường quốc tế. Trong khi, logistics hiện đại trên thế giới hiện nay đã phát triển đến loại hình 4PL (chuỗi logistics) và 5PL (e-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử). Có thể thấy, đây là cơ hội để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nắm bắt xu hướng, mở rộng hợp tác quốc tế.
Với sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, nhưng ngành logistics Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh đang đứng trước yêu cầu đổi mới; trong đó, doanh nghiệp cần có giải pháp định hình hướng đi mới để bắt kịp với xu hướng thế giới, tạo bước đột phá cho phục hồi kinh tế - xã hội trong những năm tới đây.
Chậm chuyển đổi số
Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và rất nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội... logistics đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc liên kết chặt chẽ các bên liên quan, duy trì và chống đứt gãy chuỗi cung ứng, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững toàn cầu.
Bằng cách đa dạng hóa những mắc xích trong chuỗi cung ứng sang các nước trong khu vực, trong khi vẫn duy trì hoạt động sản xuất giá trị cao hơn ở Trung Quốc với việc áp dụng kỹ thuật số chuyển đổi và tự động hóa cho thấy các nước ASEAN; trong đó, có Việt Nam đang có lợi thế để hưởng lợi ngay lập tức từ việc thiết kế lại chuỗi cung ứng này.
Điển hình, hai mảng hoạt động logistics lớn hiện nay là logistics cho các dịch vụ xuất – nhập khẩu và logistics phục vụ ngành thương mại điện tử. Nhận diện được cơ hội, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các phần mềm để khắc phục các hạn chế nhưng đa phần vẫn chưa đầu tư đúng mức cho công nghệ, phần mềm cơ bản vẫn còn được áp dụng phổ biến.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn nhiều tồn tại bất cập, khi phần lớn website doanh nghiệp logistics thiếu những tiện ích mà khách hàng cần dùng như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu, e-Booking... Do đó, cộng đồng doanh nghiệp logistics cần cắt giảm chi phí qua ứng dụng công nghệ số hoá.
Báo cáo thống kê thực trạng số hóa logistics trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố có ứng dụng ERP đạt 44,8%. Đây là con số khá cao so với mức trung bình của cả nước là 30%, tuy nhiên vẫn chưa đạt được tối ưu hóa hiệu quả và vẫn còn số lượng lớn doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Tương tự, tỷ lệ ứng dụng hệ thống quản lý kho hàng (WMS) đạt 41,4%. Trong khi, hầu hết doanh nghiệp đa quốc gia đều được trang bị hệ thống này, khi vào hoạt động trên thị trường Việt Nam, họ dùng chung hệ thống của công ty mẹ.
Ngoài ra, với các công ty trong nước, chỉ có những doanh nghiệp lớn chuyên làm kho phân phối như Tổng Công ty Tân Cảng, Gemadept, VINAFCO, U&I, TBS, Transimex, Sotrans... đang phát triển các ứng dụng quản lý kho hàng để đạt mức đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao hàng, quản lý hàng tồn, kế toán tài chính... Còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chi phí đầu tư là một rào cản lớn.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ doanh nghiệp logistics có sử dụng công nghệ mã vạch chỉ chiếm 10,2% và sử dụng công nghệ RFID (công cụ cơ bản để quản lý dòng lưu chuyển hàng hóa) chiếm 2,5%. Đồng thời, việc sử dụng điện toán đám mây, công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo... vẫn còn rất hạn chế trong doanh nghiệp logistics trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp ứng dụng công nghệ chưa cao, vừa phải đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu tư vào con người, tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu đầu tư theo hướng tự động hoá của các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm ra mô hình nội bộ thì mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực IT... nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn hoặc không có khả năng đầu tư.
Hiện tại, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các công đoạn logistics còn thấp và chưa đồng đều, nên ngành đối mặt với vấn đề lớn là khả năng kết nối, đồng bộ chuỗi dữ liệu logistics để tạo thành cơ sở dữ liệu dùng chung cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Cùng với đó, một số nguyên tắc chưa có trong luật và quản lý Nhà nước cũng tạo ra rào cản cho số hoá trong logistics như chưa có luật về logistics, luật về e-logistics, thủ tục hành chiń h cũng phức tạp... nên ứng dụng thanh toán điện tử, hóa đơn điện tử cho cả quá trình logistics không thể ứng dụng đồng bộ.
Bên cạnh những hạn chế, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, hai điểm sáng trong chuyển đổi số trong ngành logistics ở Tp. Hồ Chí Minh là 99% phương tiện vận tải đã được gắn hộp đen giám sát hành trình GPS và dữ liệu hành trình đã được đồng bộ về trung tâm điều hành. Còn tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đạt 72,4%, chủ yếu trong các khâu khai báo hải quan, xử lý vận đơn của nhà vận chuyển./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tốc độ tăng trưởng hoạt động dịch vụ logistics đạt khoảng 15%
18:55' - 30/12/2022
Theo tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tính đến 30/12/2022, VLA đã kết nạp thêm được 128 hội viên, nâng tổng số 659 hội viên trong hiệp hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.