Khơi thông thị trường cho doanh nghiệp cơ khí
Vấn đề khơi thông thị trường cho các doanh nghiệp đang được đánh giá là giải pháp giúp các doanh nghiệp cơ khí nội địa phát triển. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime).
Phóng viên: Ông nhận định như thế nào về ngành công nghiệp cơ khí, sau nhiều năm phát triển?
Ông Nguyễn Chỉ Sáng: Về những yếu kém thực tế của ngành công nghiệp nói chung và ngành cơ khí nói riêng, nhiều chuyên gia, học giả cũng đã đề cập đến. Đó là, sự hạn chế của công nghệ sản xuất, tính liên kết giữa các doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực…. Đến nay nhìn lại, chúng ta vẫn chưa có được một ngành cơ khí chế tạo, sản xuất các thiết bị, linh kiện phụ trợ phát triển hoàn chỉnh.Mặc dù, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhưng việc quán triệt, thực hiện có nghiêm không thì còn nhiều vấn đề. Độ kiên định của chính sách, từ cơ quan làm chính sách đến người thực thi không được tốt nên chúng ta không đạt được như mong muốn.
Phóng viên: Việt Nam đã có chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Vậy để đạt được mục tiêu đề ra, theo ông, Việt Nam cần những yếu tố gì? Ông Nguyễn Chỉ Sáng: Tôi cho là xuất phát điểm, yếu tố tạo nên thành công đầu tiên là việc mình có làm chủ thị trường hay không. Thị trường cho ngành cơ khí hiện nay rất nhiều nhưng quan trọng là chúng ta định nhắm đến thị trường nào. Bên cạnh đó, phải phân tích xem thị trường trong nước bây giờ là cái gì, lĩnh vực nào có dung lượng lớn thì chúng ta cần tập trung vào. Đơn cử như Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, họ đã phân tích khách hàng để đưa ra gói khách hàng và sản lượng của họ với doanh thu đạt khoảng 5 tỷ USD. Hay như thị trường thép hiện cũng rất lớn, các nhà sản xuất Châu Âu, Mỹ cũng không cạnh tranh được với các nhà sản xuất thép Trung Quốc. Nhưng các Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen họ vẫn làm tốt, họ đã phân tích thị trường tốt và họ có chính sách tốt để phát triển công nghiệp thép. Còn Thaco Trường Hải muốn nội địa hóa, đầu tiên họ cũng phải bán ô tô và sau đó làm đại lý cho các hãng KIA, MAZDA. Khi đã làmchủ thị trường rồi, họ muốn nội địa các gì thì các hãng phải chấp nhận mà người dân cũng dễ chấp nhận. Hiện, họ đã có thể nội địa hóa cánh cửa, dây điện còn với xe buýt đã nội địa hóa được khung gầm...
Hay như ngành cơ khí chế tạo thì phải nhìn nhận đâu là thị trường lớn. Một số học giả cho là máy chế biến nông nghiệp nhưng nếu đứng trên góc độ đất nước ta là nước phát triển nông nghiệp, tôi cũng đồng tình phải phát triển máy móc, thiết bị cho nông nghiệp. Nhưng nếu đứng trên góc độ thị trường, thiết bị máy móc chế biến rất là nhỏ, dung lượng chỉ khoảng 1 tỷ USD là hết. Trong khi đó, một năm để hình thành các dây chuyền, thiết bị đồng bộ chúng ta đầu tư vào khoảng 10-20 tỷ USD. Đó chính là dung lượng lớn và là điều chúng ta phải phân tích để chiếm được thị trường này.Phóng viên: Vậy theo ông, đâu sẽ là “thị trường khởi đầu” để chúng ta hướng vào?
Ông Nguyễn Chỉ Sáng: Trong câu chuyện về đầu tư nhà máy, một nhà máy nhiệt điện đầu tư hơn 1 tỷ USD, nhà máy xi măng vài trăm triệu USD… Từ xưa, chúng ta đã có các chính sách thúc đẩy nội địa hóa, nhưng chúng ta chưa có một chính sách, cơ chế đầy đủ để làm chủ thị trường đó. Ví dụ, nếu đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện từ nay đến năm 2030, chúng ta sẽ đầu tư khoảng 60.000 MW, tương ứng giá trị thiết bị vào khoảng 70 tỷ USD. Qua phân tích đánh giá thị trường, không cần phải đầu tư quá lớn, chúng ta hoàn toàn làm chủ được nội địa hóa khoảng 20-25 tỷ USD. Điều này chúng ta có thể làm chủ được và để làm chủ, đối với một số dự án đầu tiên cần phải bảo hộ cho các doanh nghiệp thực sự có năng lực trong nước tham gia. Tất nhiên, hiện nay chúng ta hội nhập sâu rộng và đang “ngại” bảo hộ. Nhưng ở Mỹ, họ muốn bảo vệ thị trường họ cũng phải bảo hộ. Khi chúng ta bảo hộ được thị trường lớn thì lợi ích chúng ta được rất nhiều, ngoài chuyện các nhà tổng thầu có lãi ra thì các doanh nghiệp cơ khí, phụ trợ trong nước sẽ có cơ hội cung cấp hàng hóa. Nếu các tổng thầu là doanh nghiệp nước ngoài thì các thiết bị phụ trợ của Việt Nam khó có thể đưa vào dây chuyền được. Thường họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải có năng lực, có quá trình làm các dự án, có kiểm định...nhưng doanh nghiệp Việt đã làm đâu mà có. Chúng ta làm những dự án từ bulong, kết cấu thép, bơm, quạt, vòng bi…và sau khi vào làm vài dự án thì các doanh nghiệp nội mới có đủ năng lực, được kiểm định để cung cấp cho thị trường toàn cầu. Quan điểm của tôi là phải tính xem thị trường nào lớn để chúng ta làm chủ và để làm chủ thì phải kết hợp đồng bộ. Nhà nước cũng nên có chính sách khuyến khích chủ đầu tư và nhà thầu làm chủ thị trường và làm chủ những phần công việc của mình. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vượt qua mặc cảm tù tội, vươn lên thành ông chủ xưởng cơ khí
15:45' - 01/01/2017
Trở về địa phương sau những năm tháng tù tội, Nguyễn Tiến Đạt (tỉnh Thái Bình) đã nỗ lực vươn lên trở thành ông chủ của xưởng cơ khí và cửa hàng đại lý bán vật tư cơ khí sắt thép.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cơ khí Nhật
18:46' - 16/11/2016
Theo bà Itoh Kaori, Trưởng đoàn doanh nghiệp tỉnh Gifu (Nhật Bản), Việt Nam là địa điểm ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ngành cơ khí Nhật Bản khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực Đông Nam Á.
-
Doanh nghiệp
Ngành cơ khí loay hoay tìm đầu ra sản phẩm
07:39' - 06/09/2016
Câu chuyện của ngành cơ khí bấy lâu nay dường như vẫn loay hoay trong những toan tính về đầu ra cho sản phẩm.
-
DN cần biết
Dòng vốn ngoại chảy vào ngành cơ khí sẽ tăng mạnh
20:06' - 05/07/2016
Dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam, đặc biệt là vào ngành cơ khí, được dự đoán sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
-
Chứng khoán
IPO 5,3 triệu cổ phần Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng tại HNX
10:51' - 05/07/2016
Ngày 11/7, Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) sẽ chào bán ra công chúng hơn 5,3 triệu CP, tương đương với 15,3% vốn điều lệ sau cổ phần hóa. Mức giá khởi điểm cho một cổ phần là 10.200 đồng/cổ phần.
-
Chuyển động DN
Ngành cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới
17:25' - 18/06/2016
Giống như các lĩnh vực kinh tế khác, ngành cơ khí - chế tạo đang đứng trước sức ép phải đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà: Hoàn thành đồng bộ và vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm
10:54'
Ngành xây dựng xác định quyết tâm hoàn thành đồng bộ và đúng hạn hoặc hơn nữa là vượt tiến độ các dự án vì đó là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đưa vào hoạt động hai công trình giao thông trọng điểm
10:38'
Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động 2 tuyến đường giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại hành trình hơn 2 năm xây dựng Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất
10:23'
Sau hơn hai năm kể từ ngày Thủ tướng phát lệnh khởi công, dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư lên tới 11.000 tỉ đồng, đã đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành “siêu tỉnh công nghiệp”
10:13'
Khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có vai trò, vị thế rất lớn, trở thành một “siêu tỉnh công nghiệp” do hợp nhất hai “thủ phủ công nghiệp” của miền Bắc trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
10:07'
Sáng 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài cuối: Định hình tương lai
09:17'
Chiến lược phát triển đến năm 2045 của Bình Dương là "Từ công xưởng sản xuất đến vùng đổi mới sáng tạo - đô thị thông minh - phát triển vì con người".
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài 1: Thủ phủ công nghiệp thế hệ mới
09:17'
Trên chặng đường bứt phá và hướng tới tương lai bền vững của Bình Dương đã quy tụ khát vọng, công nghệ, khai thác động lực đầu tư, hạ tầng kết nối và cú hích từ những dự án tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.