Ngành cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới
Sức ép tăng năng lực cạnh tranh được đặt ra khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước, các liên minh kinh tế trong khu vực, trên thế giới đang và sắp có hiệu lực.
Nhìn vào điểm yếu lớn nhất của ngành mình, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng, sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn chưa thực hiện được nguyên tắc cơ bản là chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng để mang lại hiệu quả cao. Đây là hậu quả của sự “chia tách” giữa cơ khí quốc doanh, cơ khí dân doanh, cơ khí Trung ương, cơ khí địa phương, cơ khí ngành và cơ khí của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“Cũng còn có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như đầu tư để phát triển ngành cơ khí còn chưa tương xứng; quản lý đối với ngành cơ khí chế tạo không phù hợp dẫn tới năng lực cạnh tranh yếu kém và thích ứng chậm với tiến trình hội nhập.” - ông Thụ phân tích.
Cho đến nay, các chính sách hỗ trợ như đấu thầu, tín dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ hay xây dựng thương hiệu và bảo vệ thị trường cho cơ khí Việt Nam chưa được chú trọng, nên chưa kích thích các doanh nghiệp cơ khí phát triển.
Thậm chí, các doanh nghiệp cơ khí nội địa có phần chịu thua thiệt hơn so với các doanh nghiệp FDI về cơ chế ưu đãi thuế, cho thuê đất kéo dài… nên sau 15 năm xây dựng và phát triển, ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam chỉ sản xuất được thép xây dựng chất lượng thấp.
Các sản phẩm cơ khí khác như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng… chủ yếu chỉ dừng ở mức lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu “Made in Vietnam” có uy tín để cạnh tranh quốc tế.
Viễn cảnh trở thành một “Trung tâm chế tạo mới của thế giới” đối với Việt Nam sẽ không dễ thực hiện, nếu không có sự thay đổi tư duy của các cấp, ngành quản lý Nhà nước; không có động lực thúc đẩy và ý thức tự vươn lên của các doanh nghiệp cơ khí nội địa.
Từ thực tiễn của doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ bằng con đường chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư các dây chuyền thiết bị có trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, với mức độ tự động hóa cao mới có thể sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và không tác động xấu tới môi trường.
Vậy nên, để ngành đúc phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đồng bộ và rõ ràng về công tác thị trường, cơ chế đầu tư, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ về tài chính để giúp doanh nghiệp không chỉ có thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới, mà còn có thể chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Hà nhấn mạnh.
Vấn đề lựa chọn giải pháp công nghệ trong thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí cũng là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp.
Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc, Công ty tư vấn và kinh doanh Vietbay cho biết, qua hợp tác với nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Honda Việt Nam, LG, Samsung SDI, Panasonic, Yamaha Motor Việt Nam, Canon Việt Nam, Công ty cơ khí chính xác Việt Nam 1…, doanh nghiệp nhận ra rằng, để giành thị phần và đứng vững trên thị trường cần phải ứng dụng được thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là công nghệ phần mềm thiết kế, phân tích và gia công sản phẩm. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Bà Lan nhận định, tại đa phần các doanh nghiệp ngành cơ khí, trình độ và năng lực của đội ngũ kỹ sư thiết kế còn hạn chế. Việc tuân thủ bản quyền sở hữu trí tuệ phần mềm và đầu tư mua sắm hiệu quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới năng suất lao động thấp.
Trong khi đó, mẫu mã sản phẩm chậm thay đổi, công nghệ ứng dụng chưa đồng bộ, kỹ sư chưa tận dụng được tối đa khả năng của phần mềm và doanh nghiệp không thấy được hiệu quả đột phá do công nghệ mang lại.
Mong muốn xây dựng thương hiệu đóng mác “Made in Vietnam” và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ ra nước ngoài, bà Phan Thị Minh, Giám đốc Công ty Nhật Minh – một trong nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế, gia công khuôn nhựa và khuôn dập chính xác, linh kiện nhựa chính xác cho các công ty như Canon, Kyoei, Fuji Seirok… bày tỏ sự trăn trở, không phải cứ có nhà máy, máy móc là làm được công nghiệp phụ trợ.
Câu chuyện khó và đòi hỏi yếu tố quan trọng nhất là con người, sau mới đến hệ thống và quan điểm của doanh nghiệp. “Sẽ không có thành công nào, nếu chúng ta không đầu tư trước, hy sinh và trả giá trước để có thể được bước chân vào hệ thống của các tập đoàn công nghiệp lớn” - bà Minh nhấn mạnh.
Theo bà Minh, doanh nghiệp cần phải có quyết tâm làm việc khó để có cơ hội học hỏi và nâng tầm chính mình. Với nỗ lực đến cùng trong việc ổn định chất lượng sản phẩm, là hướng đi giúp doanh nghiệp ngành cơ khí phát triển bền vững. Nhà nước cũng cần thay đổi quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp. Nhà nước không chỉ hỗ trợ, mà nên cùng đầu tư với doanh nghiệp để phát triển. Làm được như thế sẽ giúp doanh nghiệp ngành cơ khí mạnh lên./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
"Vực" ngành cơ khí bằng vốn và công nghệ
13:31' - 27/04/2016
Việt Nam hiện có 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí, nhưng chỉ có gần 100 doanh nghiệp có quy mô vốn hơn 500 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 4 về máy móc công cụ, cơ khí chính xác
12:35' - 26/04/2016
Triển lãm quốc tế lần thứ 4 về máy móc công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại đã chính thức khai mạc sáng ngày 26/4 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
175 doanh nghiệp sẽ tham gia triển lãm về cơ khí, chế tạo
13:47' - 19/04/2016
Triển lãm Quốc tế về Máy công cụ, Cơ khí chính xác và Gia công kim loại cho khu vực miền Bắc (MTA Hanoi 2016) sẽ diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng
21:56' - 21/12/2015
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
EVNCPC tăng cường kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ
15:50'
Trong 6 tháng đầu năm 2025, EVNCPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Vinatex chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
16:48' - 04/07/2025
Giai đoạn 2025 - 2030 tiếp tục là thời kỳ thế giới đối mặt với nhiều biến động. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08' - 04/07/2025
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05' - 04/07/2025
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59' - 04/07/2025
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.
-
Chuyển động DN
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên
20:27' - 03/07/2025
Việc hoàn thành những khoảng kéo dây đầu tiên là cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần ‘vượt nắng thắng mưa’ của đơn vị thi công.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
17:54' - 03/07/2025
Việc khai thác đường bay Đà Nẵng đến Osaka một lần nữa đánh dấu nỗ lực của Vietnam Airlines trong chiến lược mở rộng mạng bay tại khu vực Bắc Á.
-
Chuyển động DN
Microsoft sẽ thực hiện đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất kể từ năm 2023
15:33' - 03/07/2025
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) cho biết sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên, và đây là đợt cắt giảm thứ ba trong vài tháng gần đây.
-
Chuyển động DN
Đà Nẵng đón chuyến bay đầu tiên từ Osaka (Nhật Bản) sau thời gian tạm dừng
14:54' - 03/07/2025
Chuyến bay mang số hiệu VN337 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), khởi hành từ thành phố Osaka (Nhật Bản) đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.