Không có người thắng cuộc khi giá dầu giảm mạnh
Việc giá dầu giảm kéo dài trong hai năm 2014-2015 được chào đón như là một cú hích đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times của Anh, cú sốc đối với nguồn cung yếu mà các nhà phân tích cho rằng có thể khiến giá dầu giao dịch quanh mức 30-40 USD/thùng, nếu cuộc chiến giá dầu diễn ra. Điều này dự báo sẽ gây áp lực lớn lên nền kinh tế và tài chính công của các nước sản xuất dầu.
Trong thời điểm khác, tác động của việc giảm giá dầu đối với nền kinh tế toàn cầu có thể là tích cực vì giá nhiên liệu thấp kích thích nhu cầu của người tiêu dùng và đầu tư vào các lĩnh vực phi dầu mỏ. Tuy nhiên, lần này do sự bùng phát dịch bệnh COVID-19, ít có khả năng người tiêu dùng sẽ vội vã chi tiêu "khoản trời cho" này.Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay sẽ giảm, ghi nhận lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại và tình trạng đình trệ về đi lại và du lịch trên toàn thế giới. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết, với nguồn cung quá lớn và cú sốc đáng kể về cầu tại cùng một thời điểm, "tình hình mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay dường như chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường dầu mỏ".Các nhà kinh tế của ngân hàng Morgan Stanley cho rằng việc giảm giá dầu tác động đến nguồn vốn dành cho các lĩnh vực liên quan đến dầu mỏ và nguồn thu của các nước sản xuất dầu. Bên cạnh đó, căng thẳng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp - với việc một số công ty năng lượng có nguy cơ vỡ nợ - có thể làm trầm trọng thêm việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Cuối cùng, dù sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng giá dầu giảm ít khả năng dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn trong ngắn hạn.Các quốc gia sản xuất dầu chính sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tỷ lệ hòa vốn tài chính, mức giá dầu trong khoảng 30-40 USD/thùng không đủ cao để chính phủ các nước tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu mà vẫn giữ được một ngân sách cân bằng.Mặc dù dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia lớn, có nghĩa là nước này có thể chịu được việc giá dầu thấp trong một thời gian, song Mark Lacey, người đứng đầu bộ phận theo dõi hàng hóa của tập đoàn quản lý tài sản đa quốc gia Schroder, cho rằng quyết định giảm giá trong khi tăng cường khai thác thêm dầu của Riyadh có thể khiến nước này thiệt hại khoảng 120 tỷ USD.Ông Fatih Birol nói trên Twitter rằng đối với một số nước sản xuất dầu lớn "việc giá thấp duy trì lâu có thể khiến cho việc chi trả cho các lĩnh vực thiết yếu như giáo dục, y tế và lao động trong khu vực công trở nên khó khăn". Thêm vào đó, điều này sẽ khiến mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế "trở nên quan trọng và khó khăn hơn do thiếu tiền để đạt được điều đó".Các thị trường mới nổi khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Chuyên gia James Lord thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho biết các nhà nhập khẩu dầu "có thể về bề ngoài được lợi, nhưng họ không được lợi", vì giá dầu giảm mạnh thường đi kèm với nguy cơ chi phí đi vay cao hơn trên toàn cầu.Những hệ lụy đối với nền kinh tế Mỹ còn mơ hồ hơn. Trong quá khứ, tác động chính sẽ là làm giảm giá xăng dầu cho người tiêu dùng, một diễn biến mang lại lợi ích cho bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào trong năm bầu cử. Tuy nhiên, giờ đây dầu đá phiến đã biến Mỹ thành một nước xuất khẩu năng lượng ròng và nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản nếu giá dầu duy trì ở mức thấp hiện tại.Khu vực được hưởng lợi rõ ràng nhất là Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi mà tác động chính của việc giá dầu giảm là giá tiêu dùng giảm, tăng nguồn tài chính của các hộ gia đình.Quy tắc ngón tay cái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là giá dầu cứ giảm 10 euro sẽ làm lạm phát tại Eurozone giảm 0,3% trong vòng hai tháng. Holger Schmieding, một nhà kinh tế tại Berenberg, cho rằng đây là một tin tốt, song trong khi những tác động đối với đầu tư vào ngành năng lượng của Mỹ là tức thì, bất kỳ lợi ích nào đối với người tiêu dùng châu Âu sẽ chỉ được biểu hiện trong dài hạn. Điều này chỉ là một "sự an ủi" chứ không phải là sự trợ giúp ngay lập tức cho tăng trưởng toàn cầu.Bà Jennifer McKeown, thuộc công ty tư vấn Capital Economics, cho rằng việc giá dầu giảm gần 50% so với đầu năm sẽ làm giảm lạm phát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khoảng 1%, nhưng cảnh báo rằng ngay cả trong năm 2014, việc giá dầu giảm cũng không thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng ở Eurozone hay Mỹ như dự kiến ban đầu.Với nỗi sợ và tình trạng đình trệ sản xuất liên quan đến dịch COVID-19, bà Jennifer McKeown nói rằng: "Có vẻ như hiện nay ít có khả năng là các hộ gia đình sẽ phản ứng trước việc chi phí năng lượng thấp hơn bằng cách chi tiêu nhiều hơn. Giá dầu giảm đã làm tăng nguy cơ của một cuộc suy thoái sâu hơn"./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Saudi Arabia sẵn sàng tăng gấp ba nguồn cung dầu cho châu Âu
10:33' - 13/03/2020
Bloomberg đưa tin Saudi Arabia có thể tăng gấp ba nguồn cung dầu thô cho châu Âu với mức chiết khấu lớn.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm 7% trong phiên 12/3 sau lệnh cấm đi lại của Mỹ
09:16' - 13/03/2020
Phiên 12/3, giá dầu Brent giảm 7%, sau khi Tổng thống Mỹ cấm hoạt động đi lại từ châu Âu sang Mỹ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, giữa lúc WHO tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
-
Hàng hoá
Liệu thỏa thuận sản lượng đổ vỡ có dẫn đến một cuộc chiến giá dầu?
05:00' - 11/03/2020
Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến giá dầu nhắm tới đối thủ lớn nhất của nước này là Nga, sau khi Nga từ chối tham gia nỗ lực cắt giảm sản lượng cùng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
-
DN cần biết
Canada khởi xướng rà soát chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu
15:38' - 03/03/2020
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp đánh giá tình hình xuất khẩu sản phẩm sang Canada và chủ động tham gia vụ việc, hợp tác đầy đủ để tránh những rủi ro và bất lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.