Không còn cảnh mua hàng tích trữ tại Hà Nội
Giá cả tại các chợ dân sinh đã trở lại bình thường.
Khảo sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn như Chợ Hôm Đức Viên, Mùng 8/3, Kim Liên, Định Công, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú... cho thấy, giá rau xanh, củ quả, thịt lợn, gia cầm, bò, thủy sản... đã trở lại bình thường.
Cụ thể, giá rau cải cúc 6-7 nghìn đồng/mớ, rau bí xanh 15 nghìn đồng/kg, bắp cải 10-13 nghìn đồng/cái, thịt lợn từ 140-170 nghìn đồng/kg, thịt bò từ 220-250 nghìn đồng/kg, gà 130-150 nghìn đồng/kg...
Trong khi đó, ngày hôm qua các mặt hàng này đều tăng từ 1,5-2 lần; tăng nhiều nhất là rau xanh, gấp 2-3 lần.
Giá rau củ quả và các loại thịt tăng không phải do thiếu nguồn cung mà vì tiểu thương thấy người dân đổ xô đi mua hàng, lượng cầu nhiều hơn cung nên đã tự ý tăng giá bừa bãi, gây bất ổn thị trường, khiến người tiêu dùng thiệt hại.
Anh Nguyễn Văn Trung, ở Khu tập thể Hồ Quỳnh, quận Hai Bà Trưng cho biết, hôm qua (7/3) nhà có giỗ nên đã đi chợ Mùng 8/3 từ sớm nhưng ra đến nơi thấy lượng người quá đông nên đành đi về.
Sau đó, anh quay về siêu thị Vinmart ở đường Võ Thị Sáu để mua hàng nhưng ở đây cũng đông không kém, lượng người xếp hàng chờ thanh toán dài cả 100m.
Mọi người đổ xô đi mua hàng như ngày "tận thế" - anh Trung ví von. Dù biết là có dịch bệnh COVID-19 xảy ra nhưng cũng không nên hoang mang lo lắng hoảng sợ đến như vậy bởi sẽ làm khó cho mình, tạo điều kiện cho một số đối tượng trục lợi.
Đồng quan điểm, chị Phạm Thị Khanh, ở Thái Hà, quận Đống Đa chia sẻ, sáng qua chị đi mua hàng ở siêu thị Big C nhưng không thể thanh toán được do lượng người quá đông và phải đi về.
Chiều cùng ngày, chị đi siêu thị Vinmart mua hàng thì thấy mọi việc lại diễn ra bình thường, không còn cảnh xếp dài chờ thanh toán như buổi sáng nữa. Hàng hóa được bày bán trên kệ rất đầy đủ.
Theo báo cáo nhanh của doanh nghiệp, lượng hàng dự trữ tăng gấp 4-5 lần ngày bình thường. Cụ thể, tại Vinmart, hàng hóa tăng 40 lần, nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bố hàng hóa chuyển từ các tỉnh về Hà Nội...; Hệ thống siêu thị Coopmart tăng lượng dự trữ 30% ngay tại các kho của Hà Nội, Bắc Ninh; Hệ thống BigC lượng hàng tăng từ 30-40%, bố trí cán bộ liên tục phục vụ hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối ... Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục nhu cầu người dân.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhận định, đã xuất hiện tình trạng một bộ phẩm tiểu thương lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao để tăng giá hàng hóa…
Để ngăn chặn tình trạng này và bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở đã yêu cầu phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại hệ thống chợ truyền thống; đồng thời, đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp chỉ đạo các đội quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến…
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô ứng phó với dịch COVID-19 gây ra, Hà Nội có phương án chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm từ 30-50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.
Lượng hàng được chuẩn bị gồm: 46.485 tấn gạo; 9.300 tấn thịt lợn; 2.675 tấn thịt trâu bò; 3.100 tấn thịt gia cầm; 62 triệu quả trứng gia cầm; dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) trên 2.580 tấn; thực phẩm chế biến trên 2.580 tấn...
Dự kiến, lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực bị cách ly, giả định cho khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày với định mức mỗi người gồm: gạo 18kg; thịt lợn 1,35kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0,15kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56kg; thực phẩm chế biến 1,35kg...
Tổng lượng hàng cần thiết là 90 tấn gạo, 6,75 tấn thịt lợn, trứng gia cầm 75.000 quả, muối ăn - bột canh 750kg, thủy hải sản đông lạnh 7,8 tấn, thực phẩm chế biến 6,75 tấn...
Với lượng hàng hóa dồi dào như vậy, ngành công thương Hà Nội cam kết đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Do vậy người dân không nên lo lắng hay mua hàng tích trữ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, để bình ổn thị trường cũng như tâm lý của người dân là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng phương tiện thông tin đại chúng đã chuyển tải thông tin chính xác, chủ động trong mọi tình huống phòng chống dịch.
Ngay khi xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ gây bất ổn thị trường, sáng 7/3, Sở Công Thương Hà Nội đã đi kiểm tra các siêu thị lớn trên địa bàn, đảm bảo đủ lượng cung hàng hóa; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoảng sợ, hoang mang vì những thông tin chưa chính xác lan truyền trên mạng xã hội về dịch bệnh COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo cung cấp đủ hàng hóa cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng tại Hà Nội
19:15' - 07/03/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng doanh nghiệp cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Hàng hoá đủ đáp ứng nhu cầu cho người dân Hà Nội trong mọi tình huống
18:10' - 07/03/2020
Chiều 7/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp khẩn về tình hình cung ứng hàng hóa tại Hà Nội với đại diện nhiều doanh nghiệp bán lẻ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại Hà Nội
10:53' - 07/03/2020
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp phân phối tại Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
19:34' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025.
-
Thị trường
Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal
16:28' - 28/04/2025
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm Việt Nam.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo biến động nhẹ
17:36' - 27/04/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng gần như không có biến đổi.
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .