Không để khan hàng, sốt giá hàng hóa trong dịp Tết
Theo Sở Công Thương Nghệ An, dự kiến sức mua thị trường trong những tháng giáp Tết Nguyên đán sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, tuy nhiên từ cuối năm 2021, các hoạt động kinh tế đang được hồi phục dần nên việc chuẩn bị Tết Nguyên đán đã được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động triển khai sớm.
Hàng hóa chuẩn bị Tết tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu...Nguồn cung các mặt hàng khá dồi dào. Hầu hết các doanh nghiệp, tổng công ty đều cam kết thực hiện cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, hoặc hàng hóa bị gián đoạn; trong đó, sản lượng gia cầm, thủy sản, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng gia cầm các loại của Nghệ An đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân; rau và trái cây đáp ứng 70%-90% nhu cầu. Số còn lại Nghệ An sẽ nhập hàng từ các tỉnh, thành phố khác.
Trước Tết 3 tháng, Siêu thị BigC Vinh đã lên kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác. Cùng với đó là các chương trình giảm giá, khuyến mại để kích thích tiêu dùng.Đánh giá tình hình sức mua của người dân bị ảnh hưởng sau dịch bệnh nên lượng hàng chuẩn bị dự trữ năm nay của Siêu thị BigC Vinh sẽ tăng ít (khoảng 2%-3%), có mặt hàng không tăng so với năm trước.
Căn cứ diễn biến cung cầu hàng hóa trên thị trường, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng hàng nhập để đáp ứng yêu cầu mua sắm của người dân và hạn chế chi phí hủy hàng tươi sống do cung vượt cầu.
Ông Trần An Khang, Giám đốc BigC Vinh cho biết, năm nay do dịch bệnh kéo dài, BigC cũng không thể dự đoán sức mua của người dân nên cũng không dám trữ nhiều hàng như các năm trước.
Nếu như năm trước, BigC trữ 150 tỷ đồng tiền hàng hoá, thì năm nay chỉ dự trù khoảng 120-130 tỷ đồng tiền hàng; trong đó, nguồn cung hàng hóa khá dồi dào, giá cả bình ổn, siêu thị vừa nhập khẩu vừa sử dụng nguồn cung cấp ở địa phương đối với các loại thực phẩm dễ dàng cho người tiêu dùng lựa chọn.
Với hệ thống các cửa hàng rải khắp trên địa bàn tỉnh, Siêu thị VinMart cũng đã có kế hoạch cụ thể phục vụ người dân trước, trong và sau dịp Tết.Chị Trần Thị Thu Ngân, Giám đốc Siêu thị VinMart Nghệ An cho biết, đã có kế hoạch mở cửa từ 7 giờ sáng đến 24 giờ đêm đối với mỗi cửa hàng, cam kết bình ổn giá để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng dịp Tết. Ngoài ra, còn có chương trình khuyến mãi lớn đối với mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán.
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn đã chuẩn bị các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, ước tổng giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng.Hiện Sở Công Thương cũng đang tăng cường các hoạt động giám sát bình ổn thị trường nhằm cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng và tăng giá bất hợp lý trong dịp Tết Nguyên đán.
Bên cạnh làm tốt việc phòng chống dịch tại siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối, Sở Công Thương còn xây dựng và hoàn thiện các kịch bản ứng phó trong những tình huống cụ thể, như: kịch bản dự trữ hàng hóa, cung ứng hàng hóa, phối hợp với quản lý thị trường và cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm soát thị trường vừa chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng vừa chống hiện tượng đầu cơ và găm giá. Ông Phạm Văn Hoá, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết, cơ quan sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý các khó khăn trong lưu thông, phân phối hàng hóa, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch. Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì phương án bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 và đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng./.Tin liên quan
-
Thị trường
Hoa, cây cảnh phục vụ Tết hút hàng
10:58' - 11/01/2022
Chỉ còn hơn 20 ngày đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều nhà vườn trồng hoa tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) vui mừng vì sản phẩm đã được thương lái đến đặt hàng thu mua.
-
Hàng hoá
Trên 500 tỷ đồng bình ổn thị trường hàng hóa Tết
13:26' - 04/01/2022
Từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3/2022, UBND tỉnh Sóc Trăng lên kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, với lượng hàng hóa có giá trị 500,95 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị 19.000 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
22:10' - 28/12/2021
Để sẵn sàng phục vụ mùa cao điểm dịp Tết, ngành công thương TPHCM đã làm việc với các tỉnh, các DN bình ổn, DN chủ lực sản xuất chuẩn bị hàng Tết, ở mức hơn 19.000 tỷ đồng, phục vụ dự trữ hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Central Retail Việt Nam giảm giá hàng ngàn mặt hàng thiết yếu sau Tết
14:29' - 05/02/2025
Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân, hệ thống siêu thị của Central Retail trên toàn quốc sẽ áp dụng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, cam kết luôn bình ổn giá.
-
Thị trường
Lo ngại đứt gãy nguồn cung toàn cầu, giá kim loại đồng loạt tăng
08:21' - 05/02/2025
Trên thị trường kim loại quý, giá bạc tăng mạnh 1,52%, chạm ngưỡng 33,02 USD/ounce - mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2024.
-
Thị trường
Giá hàng hóa sau Tết ổn định
14:50' - 04/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết, đời sống sinh hoạt, nhu cầu mua sắm của người dân trở lại nhịp bình thường. Thị trường tiêu dùng tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến do nguồn cung được bảo đảm.
-
Thị trường
Giá hàng hóa thế giới "rung lắc" mạnh sau khi Mỹ hoãn áp thuế lên Mexico và Canada
09:22' - 04/02/2025
Thị trường nông sản khi có đến 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, trên bảng giá năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô tăng nhẹ, trong khi giá khí đốt tăng vọt hơn 10%.
-
Thị trường
Tín hiệu lạc quan đầu năm của ngành sản xuất lúa gạo Indonesia
07:00' - 04/02/2025
Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia cho biết, sản lượng gạo của Indonesia từ tháng 1-3/2025 có thể đạt 15,06 triệu tấn thành phẩm (GKG), tăng 5,18 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2024.
-
Thị trường
Người dân mua vàng lấy "hên" dù giá vàng tăng vọt
18:45' - 03/02/2025
Mặc dù giá vàng trong nước ghi nhận tăng vọt, song vẫn có nhiều người dân vẫn đến mua sắm với hi vọng lấy "hên" trong ngày đầu năm mới.
-
Thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm giá thực phẩm thiết yếu sau Tết
16:58' - 03/02/2025
Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), hầu hết kênh bán lẻ hiện đại lẫn truyền thống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã mở cửa khai trương và hoạt động trở lại theo khung giờ bình thường.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ phụ thuộc lớn vào lao động nhập cư
05:30' - 02/02/2025
Lao động nhập cư chiếm gần 19% lực lượng lao động tại Mỹ. Theo Viện Chính sách Kinh tế, năm 2023, lực lượng lao động Mỹ tăng trưởng 12,6%, nhưng nếu không tính người nhập cư, mức tăng chỉ đạt 0,5%.
-
Thị trường
Giá gạo châu Á ổn định do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng
18:39' - 01/02/2025
Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - vẫn ổn định ở mức thấp nhất trong 18 tháng.