Không để mất an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT
Từ một số tồn tại, bất cập xảy ra trong quá trình triển khai các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đã dấy lên hiện tượng các đối tượng xấu lợi dụng kích động, chống phá... làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông, mà khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải gặp không ít thiệt hại.
Chính phủ đang cùng với các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông bằng vốn xã hội hóa.
Thời gian qua ở khu vực phía Nam “BOT” là một từ khóa “nóng” được dư luận xã hội rất quan tâm, bởi đã xảy ra nhiều vụ việc gây rối, cản trở giao thông.Kể từ vụ việc tài xế phản đối thu phí qua trạm BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hồi đầu tháng 11/2017, đã tiếp tục lan nhanh đến các trạm thu phí khác ở các tỉnh như thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng… một cách đáng lo ngại.
Sự việc tài xế phản đối thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị đẩy lên đỉnh điểm khiến Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo tạm ngừng thu phí để không phát sinh, kéo dài tình hình mất an ninh trật tự.Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho nhà đầu tư miễn, giảm phí qua trạm BOT Phụng Hiệp - Cần Thơ đối với các phương tiện. Nhưng vẫn xảy ra các vụ phản đối từ các tài xế. Trạm thu BOT Sóc Trăng nằm ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng tình trạng nhiều tài xế phản ứng về vị trí đặt trạm cũng như mức thu phí vẫn chưa chấm dứt.
Rõ ràng cho đến thời điểm này chưa có giải pháp để giải quyết căn cơ, triệt để và luôn tìm ẩn nguy cơ bùng phát mất an ninh trật tự, ùn tắc giao thông qua khu vực các trạm thu BOT. Việc phản đối, gây rối ở các trạm thu BOT đã trực tiếp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, thủy sản, doanh nghiệp vận tải, nhất là doanh nghiệp vận tải hàng hóa trong thời gian qua. Điển hình nhất, vào đêm 14/1/2018 trạm thu T2 BOT quốc lộ 91 ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ liên tục bị tình trạng tài xế phản ứng, không chịu mua vé. Sự việc đã khiến tình hình giao thông bị ùn ứ nghiêm trọng, nhiều tài xế xe tải chở hàng đông lạnh bị mắc kẹt phía sau đã chạy đến nhà điều hành dự án van xin chủ đầu tư cho qua trạm với bất giá nào để cứu hàng hóa khỏi bị hư hỏng. Trao đổi về vấn đề này, ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh (quận 4, thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, tình hình mất an ninh trật tự tại các trạm thu BOT xảy ra trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp của ông Vinh từng là “nạn nhân” của những vụ mất an ninh trật tự này và phải chịu thiệt hại không nhỏ. “Nguyên tắc làm vận tải phải cam kết giờ nhận hàng, giao hàng. Doanh nghiệp tôi đã nhiều lần đưa xe xuống miền Tây nhưng không lấy được hàng, vì khách hàng chờ lâu quá nên đã thuê đơn vị vận tải khác.Thậm chí tôi còn bị trường hợp trễ thời gian vận chuyển vật tư cho công trình thi công khiến cho khách hàng thiếu vật tư, lãng phí ngày công và yêu cầu phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại đó và doanh nghiệp chúng tôi phải chịu đền bù.
Số tiền thiệt hại hoàn toàn không nhỏ, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, nhưng uy tín của mình bị mất đi thì không có gì bù đắp được”, ông Vinh chia sẻ.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp vận tải đều rất lo lắng trước tình hình mất an ninh trật tự tại các trạm thu BOT và quan ngại tình hình mất an ninh trật tự sẽ có khả năng tiếp tục lan rộng, tác động xấu đến xã hội và doanh nghiệp vận tải. Đặc biệt trong bối cảnh tình trạng ùn tắc giao thông đang là một trở ngại rất lớn trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Có thể dẫn chứng thêm vào ngày 10/1, nhiều tài xế dừng xe ở các làn thu BOT Sóc Trăng để phản đối đã gây kẹt xe kéo dài. Điều đáng nói là nhiều thanh barie đã bị các tài xế lái xe tông thẳng vào để vượt trạm. Thậm chí, một số người dân, hành khách trên xe cũng tham gia dỡ bỏ thanh barie để các xe khách đi qua. “Từ sự nhận thức hạn chế của tài xế, người dân nhưng đáng nói là có sự kích động của kẻ xấu đã ảnh hưởng rất lớn tình hình an ninh quanh khu vực BOT, ảnh hưởng đến hoạt động hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy rất cần cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết thấu đáo”, ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại vận tải Minh Liên (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ. Trước những sự việc gây rối làm mất an ninh trật tự tại một số trạm thu BOT vào ngày 18/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra các hành vi manh động, phá barie, dừng xe tại trạm BOT... Đây là vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp vận tải hàng hóa ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là hành động rất quyết liệt và kịp thời của Chình phủ nhằm không để phát sinh tình trạng mất an ninh trật tự, ùn tắc giao thông tại các trạm thu BOT, nhất là trong bối cảnh hoạt động vận tải dịp cao điểm giáp Tết. Đến ngày 25/1/2018, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phía Nam cũng đã thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục đường bộ Việt Nam yêu cầu các nhà đầu tư BOT lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu giá. Ngoài ra, các trạm thu giá BOT sẽ bổ sung các camera để thu thập hình ảnh liên quan đến hành vi gây rối, kích động nếu có, gửi về cơ quan chức năng xử lý. Theo Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã cam kết không tiếp tục làm BOT trên đường hiện hữu, độc đạo. Như tại thành phố Hồ Chí Minh, trước đây thành phố có đề xuất dự án BOT mở rộng, nâng cấp quốc lộ 22, đoạn ngã tư An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và dự án BOT Quốc lộ 1, đoạn An Lạc đi Long An.Hiện tại, dự án mở rộng quốc lộ 22, quốc lộ 1 đã tạm dừng lại để Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu đề xuất UBND thành phố Hồ Chí Minh về hình thức đầu tư khác cho phù hợp. Hay vào ngày 23/1, UBND tỉnh Vĩnh Long cùng với đại diện Bộ Giao thông Vận tải và chủ đầu tư thống nhất dừng đầu tư dự án quốc lộ 53 đoạn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - Ba Si, tỉnh Trà Vinh theo hình thức hợp đồng BOT và chuyển sang đầu tư bằng vốn ngân sách.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng Chính phủ sẽ tập trung triển khai mạnh mẽ những nội dung khác trong Nghị quyết 437/ NQ-UBTVQH14; trong đó, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức BOT trên cả nước được thực hiện từ năm 2019. “Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp vận tải rất quan tâm và đã góp ý nhiều trong các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước. Rất mong công nghệ này sẽ được triển khai sớm vì sẽ giúp giải quyết tình hình ùn tắc giao thông, minh bạch tiền thu phí ở các dự an BOT”, ông Lâm Đại Vinh cho biết. Bên cạnh những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp vận tải có ý kiến cho rằng sự công khai, minh bạch là một trong những giải pháp căn cơ để tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ hơn và thấy được sự đúng đắn chủ trương của Đảng, Nhà nước về đầu tư BOT.Để làm được như vậy, nhà nước phải yêu cầu các trạm thu phí công khai đăng tải thông tin về vốn đầu tư, số tiền đã thu, lũy kế cần phải thu, thời hạn thu, tuyến đường thu… để doanh nghiệp và người dân có thể theo dõi.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh, Bùi Văn Quản kiến nghị trong quy định về hoạt động của trạm thu giá, quy định hiện hành chỉ yêu cầu “hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm thông suốt, an toàn”, đề nghị cần bổ sung thêm “minh bạch và công khai”. Đây là cơ sở để các cơ quan nhà nước xây dựng nhiều phương thức quản lý, giám sát cho hoạt động đầu tư BOT./.>>> Từ hôm nay (25/1) sẽ xử phạt ôtô dừng, đỗ quá 5 phút ở trạm phí BOT
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Yêu cầu hoàn thành cắm biển báo cấm dừng, cấm đỗ tại trạm BOT trong ngày 25/1
14:32' - 25/01/2018
Ngày 25/1 là hạn cuối Tổng cục yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ và Sở Giao thông Vận tải hoàn thành việc cắm biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" tại trạm thu giá BOT.
-
Kinh tế & Xã hội
BOT Thái Nguyên - Chợ Mới chính thức thu phí
11:51' - 25/01/2018
Kể từ 0h ngày 25/1/2018, Trạm thu phí BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đặt tại Km72+930 tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chính thức đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư BOT giao thông giúp Vân Đồn sớm trở thành “đặc khu”
09:34' - 23/01/2018
Đầu tư xây dựng đường cao tốc và sân bay quốc tế được tỉnh Quảng Ninh coi là bước đột phá về phát triển hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã giải tỏa ùn tắc giao thông kéo dài ở BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
18:17' - 22/01/2018
Chiều 22/1, nhiều phương tiện lưu thông qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp bất ngờ dừng tại nhiều làn thu phí không chịu mua vé qua trạm khiến giao thông trên Quốc lộ 1 ùn tắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.