Không “né” trách nhiệm, tập trung gỡ khó cho các dự án chuyên ngành
Triển khai Công điện số 02/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, Bộ Xây dựng đã nhanh chóng nhập cuộc với tinh thần trách nhiệm cao.
Bộ Xây dựng đã chủ động nhận diện rõ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tìm giải pháp tháo gỡ, thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền một cách khoa học, sát thực tiễn; tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc không rõ về thẩm quyền. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh xung quanh nội dung này.Phóng viên: Việc xác định định mức, đơn giá xây dựng hiện có nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, Bộ Xây dựng nhìn nhận vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh: Trên thế giới, hiện có 2 phương pháp chính để xác định định mức, đơn giá xây dựng, gồm quản lý theo định mức đơn giá của Nhật Bản, Trung Quốc và quản lý theo giá tổng hợp của Mỹ, Anh và các nước châu Âu, nghĩa là quản lý giá theo kết cấu, công trình, dự án hoặc hạng mục.
Hiện nay Bộ Xây dựng tiếp cận theo cả hai phương pháp; trong đó, phương pháp xác định theo định mức đơn giá đã đi theo suốt chiều dài lịch sử và đề phù hợp với thực tiễn hiện nay sẽ có những bất cập. Bất cập vì về mặt bản chất có công trình rồi mới có định mức. Nhưng trên thực tế, phương pháp nào cũng có ưu - nhược chứ không có phương án nào tối ưu hoàn toàn. Do đó, trong quá trình quản lý nhà nước, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
Đây cũng cũng chính là nội dung chương trình làm việc lớn của Bộ Xây dựng đang thực hiện. Theo đó, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch sử dụng xây dựng mô hình thông tin (BIM) để số hóa toàn bộ công trình, từ đó tạo thành bigdata để sau này có thiết kế mẫu trong mọi công đoạn từ thiết kế đến nghiệm thu, quyết toán đầy đủ. Trên cơ sở này giúp cơ quan quản lý nhà nước; trong đó, có Bộ Xây dựng từng bước hình thành đơn giá phù hợp, một cách minh bạch.
Hiện các công trình loại A hạng đặc biệt phải áp dụng BIM từ khâu chuẩn bị vật liệu đến thi công, quản lý máy thi công, công nghệ thi công, kể cả nghiệm thu, thanh quyết toán cũng “số hoá”.
Phóng viên: Với tinh thần vào cuộc rất nhanh và thẳng thắn nhìn nhận các bất cập, vậy Bộ Xây dựng có giải pháp gì trong việc gỡ khó cho các công trình, dự án chuyên ngành hiện nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh: Công điện số 02 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện tinh thần hết sức khẩn trương trong việc giải quyết khó khăn về định mức, đơn giá xây dựng cũng như khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng hiện nay. Ngoài công trường, tinh thần thi công “vượt nắng thắng mưa”, làm xuyên Tết thì trong quản lý từ các bộ, ngành trung ương đến địa phương cũng phải quán triệt tinh thần này, không để ách tắc trong quá trình đầu tư, thi công dự án, công trình.
Tôi đề nghị thành lập một tổ công tác giữa Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải; trong đó, liên quan đến hai đơn vị chính là Cục Kinh tế xây dựng và Cục Hoạt động xây dựng để nhanh chóng có hướng giải quyết khó khăn này.
Về định mức hiện còn một số chưa phù hợp, một số định mức còn thiếu và chưa cập nhật thì tổ công tác sẽ có trách nhiệm phân loại cái nào thuộc Bộ Xây dựng, cái nào thuộc Bộ Giao thông Vận tải để bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới. Tiêu chí là bảo đảm không trùng, không để một định mức mà 2 đơn vị cùng ban hành. Theo đó, ngày trong quý I/2024, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến ban hành mới và điều chỉnh, bổ sung 547 định mức dự toán công trình theo thẩm quyền. Tương tự, Bộ Xây dựng sẽ ban hành bổ sung 318 định mức theo thẩm quyền; đồng thời tiếp tục rà soát, banh hành bổ sung các định mức còn thiếu hoặc không phù hợp do công nghệ, điều kiện thi công thay đổi hoặc do vật liệu xây dựng mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trên tinh thần không để kéo dài sang đến quý II, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải thống nhất rà soát thủ tục pháp lý ngay trong quý I này. Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ ngay trong quý I và trong quý tiếp theo, cả 2 bộ sẽ tiếp tục phối hợp xác định những đinh mức cần phải ban hành khác, thuộc thẩm quyền của đơn vị nào, hay thuộc các địa phương để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp.
Về phía các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công và địa phương nơi có dự án cũng rà soát định mức hiện tại và căn cứ vào quy định để đề xuất với Tổ công tác về định mức lạc hậu hay còn thiếu, lĩnh vực nào cần phải bổ sung nhưng trên tinh thần trung thực, khách quan. Chúng ta cần lấy đại lượng lớn, đại lượng trung bình là nguyên tắc ban hành, chứ không phải “chạy” theo thực tiễn, để cái gì cũng đòi ban hành thì sẽ rất khó.
Phóng viên: Tuy nhiên, hiện nay trong các quy định còn một số khái niệm vẫn đang khiến các chủ thể tham gia dự án “lúng túng” khi triển khai và bị “vướng”. Theo Thứ trưởng, thời gian tới cần xóa bỏ các "nút thắt” này ra sao?
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh: Đối với vấn đề liên quan đến thể chế trong việc xác định định mức, tôi đề nghị giao Bộ Xây dựng rà soát hai việc. Một là làm rõ thế nào là chuyên ngành, thế nào là đặc thù, để có hướng dẫn thực thi. Nếu như hướng dẫn này vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu không vượt thẩm quyền thì hướng dẫn thực hiện trên cơ sở ban hành Thông tư. Đến lúc này, việc giải thích về chuyên ngành, đặc thù sẽ rất dễ. Chỉ khi có sự “giao thoa” về khái niệm thì Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải giải quyết.
Hai là, cần có hướng dẫn biện pháp xác định định mức trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy là thế nào để bảo đảm định mức đúng và phù hợp. Liên quan đến giá đầu vào của tất cả công trình, về nguyên lý, khi quản lý đầu tư công là quản lý về chi phí. Còn quản lý về đầu tư PPP thì quản lý về lợi ích lợi nhuận. Đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, chúng ta quản lý về đầu tư công nên phải kiểm soát chặt về chi phí, từ chi phí nhân công đến chi phí vật liệu xây dựng.
Riêng về giá vật liệu xây dựng, tôi đề nghị địa phương theo quy định hiện hành phải cập nhật, công bố kịp thời, đảm bảo sát với giá thị trường, công khai, minh bạch. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã điều chỉnh Thông tư về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; trong đó, điều chỉnh quy định xác định nguồn giá vật liệu công trình phù hợp. Trên cơ sở này, việc công bố giá vật liệu xây dựng ở địa phương là trách nhiệm của địa phương. Sở Xây dựng trình UBND các tỉnh hoặc được UBND tỉnh ủy quyền để làm ban hành đúng và phù hợp.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khó xác định đơn giá vật tư tại mỏ trong thi công dự án giao thông
12:10' - 29/01/2024
Xác định đơn giá vật ưu tại mỏ là một trong những khó khăn trong việc thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải cùng gỡ khó cho các công trình, dự án chuyên ngành
12:01' - 29/01/2024
Thực tế trong công tác quản lý, quản trị dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, định mức, giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cơ sở lạc quan về lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam
16:04' - 26/12/2024
Trang eco-business.com của Singapore ngày 26/12 có bài viết nhận định Luật Điện lực sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2024, đã thúc đẩy tâm lý lạc quan trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
16:03' - 26/12/2024
Ngày 25/12, trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc kỳ vọng vào FTA với Philippines
09:10' - 26/12/2024
FTA với Philippines là thỏa thuận thương mại tự do song phương thứ 5 của Hàn Quốc với một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam trở lại là “ngôi sao” tăng trưởng của ASEAN
15:50' - 25/12/2024
Việt Nam đã trở lại là “ngôi sao tăng trưởng” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế trong năm qua của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách tài chính chủ động hơn trong năm 2025
06:00' - 25/12/2024
Năm 2025, nước này sẽ thực hiện chính sách tài chính tích cực hơn từ 5 khía cạnh, nhằm thúc đẩy ổn định, thúc đẩy vững chắc phát triển chất lượng cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Trang sourceofasia.com: Việt Nam trở thành điểm đến đáng chú ý của các doanh nghiệp toàn cầu
16:31' - 24/12/2024
Những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành nhân tố chiến lược, nỗ lực cân bằng quan hệ đối tác thương mại với hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, qua đó cho phép Việt Nam bảo toàn lợi ích kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường bất động sản Hàn Quốc hấp dẫn giới đầu tư
07:49' - 24/12/2024
Tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu Cushman & Wakefield dự báo thị trường bất động sản Hàn Quốc sẽ thu hút đa dạng các nhà đầu tư trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Panama khẳng định về kênh đào Panama
13:04' - 23/12/2024
Ngày 22/12, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã tái khẳng định chủ quyền của nước này với kênh đào Panama sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ “đòi lại” kênh đào này.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống đắc cử Mỹ "bật đèn xanh" cho TikTok
09:06' - 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nêu quan điểm ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại “xứ cờ hoa”.