Không ra tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều
Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Các cuộc họp đã diễn ra tại Đại học liên bang Viễn Đông trên đảo Rusky của thành phố Vladivostok, Viễn Đông Nga.
Cuộc hội đàm diễn ra theo hai thể thức: Hội đàm kín giữa hai nhà lãnh đạo, và hội đàm mở rộng có sự tham gia của các lãnh đạo chính phủ trong thành phần đoàn đại biểu.
Trong tổng cộng khoảng 3 giờ đồng hồ, hai bên đã tập trung thảo luận vấn đề giải quyết hồ sơ hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên, đàm phán liên Triều cũng như hợp tác song phương Nga-Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực.
Sau đó hai bên tham dự buổi chiêu đãi chính thức.
Sau hội đàm kín, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại hội đàm mở rộng, hai bên đã có cuộc trao đổi trực tiếp về lịch sử quan hệ hai nước, và về thực tại ngày hôm nay, về triển vọng phát triển quan hệ song phương. Vấn đề tình hình trên Bán đảo Triều Tiên cũng được hai bên tập trung chú ý.
Theo lời nguyên thủ Nga, hai bên đã trao đổi ý kiến về việc “cần làm gì và cần làm thế nào” để tình hình có triển vọng được cải thiện.
Tổng thống Putin đã gọi ông Kim là “đồng chí Chủ tịch kính mến” và cảm ơn nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nhận lời mời tới thăm Nga.
Tổng thống Putin nhấn mạnh vai trò của Triều Tiên trong ổn định tình hình trên toàn Bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho biết Nga nỗ lực hỗ trợ tích cực để thúc đẩy một giải pháp bằng biện pháp chính trị-ngoại giao.
Lãnh đạo Nga cũng hoa nghênh các bước đi của lãnh đạo Triều Tiên để thiết lập đối thoại với Mỹ, cũng như bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Triều Tiên.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên gọi cuộc hội đàm là rất có ý nghĩa, hai bên trao đổi ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm. Ông Kim bày tỏ hy vọng đối thoại với Tổng thống Nga sẽ tiếp tục theo hướng xây dựng và hữu ích.
Ông cảm ơn lãnh đạo Nga vì cuộc tiếp đón tuyệt vời và hy vọng cuộc tiếp xúc sẽ tiếp tục một cách xây dựng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết quan hệ với Liên bang Nga đang phát triển theo hướng đi lên, điều đó đáp ứng không chỉ lợi ích của hai quốc gia, mà còn có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh khu vực.
Ông Kim bày tỏ “tràn đầy ý chí” đưa quan hệ Nga-Triều lên tầm cao mới, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ truyền thống hữu nghị lịch sử lâu đời giữa Nga và Triều Tiên.
Sau hội đàm hai bên cùng dự buổi tiếp đón chính thức, tại đây, Tổng thống Putin có lời phát biểu ngắn thông báo về các nội dung hội đàm.
Theo ông, không có con đường nào khác ngoài con đường hòa bình để giải quyết vấn đề hạt nhân của bán đảo.
Ông Putin cũng cam kết Nga sẽ sẵn sàng thúc đẩy hợp tác giảm căng thẳng trên bán đảo và củng cố an ninh trên toàn khu vực Đông Bắc Á.
Theo lịch trình, cùng ngày Tổng thống Nga sẽ rời đi Trung Quốc để tham dự Diễn đàn “Vành đai. Con đường”, còn nhà lãnh đạoTriều Tiên tiếp tục chương trình tại Vladivostok./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Nga-Triều: Nga sẽ nỗ lực giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên
16:39' - 25/04/2019
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/4 cam kết đóng vai trò trong nỗ lực giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Nga-Triều: Thảo luận vấn đề nối lại đàm phán sáu bên
15:02' - 25/04/2019
Theo đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov, việc nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Nga-Triều: Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao kết quả hội đàm
14:25' - 25/04/2019
Bắt đầu cuộc hội đàm với thành phần mở rộng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc gặp kín với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất cụ thể và chi tiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.