Không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng các quy hoạch
"Đâu là nguyên nhân gốc rễ của việc chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh hiện nay", đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt câu hỏi này vào chiều 3/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.
Chất vấn sự chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh hiện nay, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị làm rõ điều đó tác động như thế nào đến quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể quốc gia."Ai là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công việc này? Giải pháp sắp tới của Bộ trưởng trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ này?", đại biểu Lê Thanh Vân hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Đây là lần đầu tiên thực hiện Luật Quy hoạch và tổ chức lập đồng thời cùng lúc 110 quy hoạch, trong đó có 1 quy hoạch tổng thể quốc gia, 6 quy hoạch vùng kinh tế, 39 quy hoạch ngành và 63 quy hoạch cấp tỉnh. Khối lượng công việc lập, số lượng quy hoạch cần lập rất lớn. "Như vậy, khối lượng công việc tiến hành rất lớn", ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cập nhật tiến độ thực hiện, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hội đồng thẩm định đã thông qua quy hoạch tổng thể quốc gia, đang báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới. Với 6 quy hoạch vùng, Chính phủ đã thông qua quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long; còn 5 quy hoạch lại đã xong nhiệm vụ và đang tổ chức lập.39 quy hoạch ngành quốc gia thì đã xong 5 quy hoạch ngành giao thông. Còn 63 quy hoạch địa phương đã thẩm định được 9 quy hoạch và hiện gần 50 tỉnh đã xong quy hoạch, đang thẩm định.
Theo Bộ trưởng, về tiến độ chung, đúng như đại biểu đã nêu, tiến độ lập quy hoạch đang chậm so với yêu cầu. Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội sau khi giám sát đã nêu ra nhiều vấn đề và ban hành kịp thời Nghị quyết 61/2022/QH15 để tháo gỡ rất nhiều khó khăn vướng mắc. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là do lần đầu áp dụng luật nên còn lúng túng, còn có những cách hiểu khác nhau về tích hợp quy hoạch, lực lượng tư vấn quy hoạch còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu quy hoạch tích hợp.
Hiện nay, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đang được đẩy nhanh nhưng quan tâm lớn nhất của Chính phủ là chất lượng quy hoạch. Không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng các quy hoạch. Bộ đang nỗ lực và tích cực phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương để đồng thời đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng đồng bộ, tầm nhìn chiến lược cho các quy hoạch trong giai đoạn tới- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ. Về giải pháp tháo gỡ khó khăn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ sẽ tham gia cùng địa phương, ngành có phương pháp lập tốt nhất, đảm bảo tiến độ, chất lượng như Quốc hội yêu cầu. "Quy hoạch không phải làm xong tỉnh mới đến vùng mà lập đồng thời quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng và tỉnh. Tức là quy hoạch nào xong trước thì xem xét phê duyệt trước, quy hoạch nào xong sau và khác quy hoạch trước thì điều chỉnh với quy hoạch ở cấp cao hơn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin./.>>>Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì thiếu đôn đốc, kiểm tra tình trạng tùy tiện điều chỉnh quy hoạch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
07:08' - 26/10/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 138/NQ-CP về Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Bất động sản
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm sáng phía Đông
14:42' - 25/10/2022
Vùng thủ đô Hà Nội với vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng bậc nhất, là trung tâm của cả nước giữ vai trò động lực đầu tàu của thị trường bất động sản cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24'
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 1: Tiên phong mở lối
13:23'
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.