Khu chế xuất - công nghiệp "hút" công nghệ cao
Đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng và phát triển được 16 khu chế xuất - khu công nghiệp, qua đó tạo nên một mô hình kinh tế mới, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với dòng công nghệ cao.
* Từ khu chế xuất đầu tiên…
Năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của cả nước được thành lập. Vùng đất đầm lầy của huyện Nhà Bè xưa đã vươn mình trở thành một khu chế xuất - khu công nghiệp với những nhà máy hoạt động nhộn nhịp, hàng chục nghìn công nhân lao động đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Sự ra đời của Khu chế xuất Tân Thuận đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của hàng trăm khu chế xuất - khu công nghiệp trên khắp cả nước.
Ông Phạm Xuân Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tân Thuận cho biết, ngay từ đầu, công ty đã xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với nhiều tiện nghi tiện ích công cộng để hấp dẫn nhà đầu tư. Giai đoạn đầu mới thành lập, khu chỉ thu hút được những nhà đầu tư thuộc ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày…
Sau một thời gian phát triển, Khu chế xuất Tân Thuận dần hoàn chỉnh hơn môi trường đầu tư và đủ điều kiện để chuyển dịch thu hút những ngành công nghệ, hàm lượng chất xám cao hơn như cơ khí, điện tử, phần mềm, công nghệ cao…
Đến tháng 6/2015, Khu chế xuất Tân Thuận đã thu hút được hơn 184 doanh nghiệp từ 19 quốc gia và khu vực với hơn 1,5 tỷ USD vốn đầu tư, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt hơn 3,9 tỷ USD và vẫn đang tăng trưởng ổn định hàng năm.
Là một trong những công ty đầu tiên có mặt tại Khu chế xuất Tân Thuận vào năm 1995, Công ty TNHH Juki Việt Nam (Nhật Bản), chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp máy may được hưởng khá nhiều ưu đãi như miễn thuế 4 năm, giảm thuế trong 7 năm tiếp theo và một số ưu đãi khác về thủ tục hành chính.
Vì thế, trong 20 năm hoạt động, Juki Việt Nam đã 4 lần mở rộng quy mô sản xuất. Từ một doanh nghiệp chuyên gia công linh kiện, giờ đây Juki đã có 4 nhà xưởng sản xuất tất cả các công đoạn từ gia công đến lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
Ông Nakao Kenzi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Juki Việt Nam cho biết, khu chế xuất Tân Thuận có những thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông, cơ sở vật chất hoàn thiện, dịch vụ tiêu chuẩn của Khu chế xuất Tân Thuận kèm theo là những ưu đãi về các dịch vụ phụ tr
Những điều kiện thuận lợi này giúp cho các doanh nghiệp giải quyết mọi thủ tục về sản xuất, kinh doanh tại chỗ một cách thông suốt.
Hiện nay, không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thành phố, Khu chế xuất Tân Thuận cũng quy hoạch một phần diện tích để phát triển thành khu “E-office Park” (EOP) với hơn 4.000 nhân viên ngành công nghệ thông tin đang làm việc. EOP ra đời chính là để thu hút các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, phần mềm, thương mại, dịch vụ hoặc các ngành công nghệ cao khác.
Một số các nhà đầu tư nổi tiếng đã đầu tư trong khu chế xuất như Renesas (một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất bán dẫn), Danieli (công ty hàng đầu chuyên về lĩnh vực lập bản vẽ công nghiệp xây dựng các công trình dân dụng).
Ngoài ra, hai công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq là Marvell và Applied Micro, công ty thiết kế phần mềm nổi tiếng của Mỹ: Aricent cũng thành lập chi nhánh hoạt động tại khu Vườn ươm doanh nghiệp, khu vực thiết kế đặc biệt cho các công ty công nghệ thông tin, thiết kế phần mềm.
* ...đến các khu công nghiệp chất lượng cao
Sau 24 năm hoạt động, 16 khu chế xuất, khu công nghiệp được hình thành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không chỉ góp phần quan trọng trong GDP của thành phố mà còn kéo theo sự phát triển của các khu đô thị công nghiệp, đường sá, điện, nước tương đối hoàn chỉnh. Hiện thành phố có 12 khu chế xuất, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy đạt 91%.
Theo Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HEPZA), tính đến cuối năm 2014, các khu chế xuất, khu công nghiệp ở thành phố có 1.307 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 8,4 tỷ USD.
Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 523 dự án, với vốn đầu tư đăng ký là hơn 5 tỷ USD. Mức vốn bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài là 9,57 triệu USD, thu hút bình quân khoảng 360 lao động có việc làm và tạo kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 4,4 triệu USD.
Bên cạnh đó, các khu công nghiệp cũng dẫn đầu về thu hút nội lực, gồm 784 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký gần 3,4 tỷ USD.
Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN
Các khu chế xuất ở Tp. Hồ Chí Minh gồm Tân Thuận, Linh Trung và Linh Xuân thu hút nhiều vốn đầu tư và có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Từ khi thành lập đến nay, kim ngạch xuất khẩu của 3 khu chế xuất tại thành phố đã đạt trên 22,34 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu liên tục tăng, từ 405 triệu USD vào năm 1998 lên 3,92 tỷ USD trong năm 2014.
Theo ông Nguyễn Chơn Trung, nguyên Trưởng ban HEPZA, các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố đã thu hút nhiều công ty, tập đoàn lớn, qua đó kỹ thuật, công nghệ mới được đưa vào. Đây được xem là nhân tố giúp khơi mào không khí "chạy đua" về công nghệ trong nền công nghiệp cả nước.
Nhằm phát huy lợi thế của các khu chế xuất, khu công nghiệp, HEPZA đã tập trung thu hút những dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, tập trung vào 4 ngành trọng điểm theo định hướng của thành phố gồm: chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2014, vốn đầu tư thu hút của 4 ngành trọng điểm đạt hơn 2,28 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Điều này cũng phù hợp với quy hoạch phát triển 24 khu chế xuất, khu công nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020.
Để thực hiện định hướng này, ngay trong năm 2015, HEPZA đang từng bước hoàn chỉnh Đề án hình thành khu công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) giai đoạn 2 và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 (huyện Bình Chánh) nhằm kịp thời thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, HEPZA cũng đang xúc tiến kế hoạch đầu tư phát triển mô hình thí điểm nhà xưởng cao tầng giai đoạn 2015 - 2020 tại 4 khu công nghiệp - khu chế xuất Đông Nam, Hiệp Phước, Linh Trung và Tân Thuận để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa với điều kiện phải sử dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại./.
Nguyễn Cúc - Hứa Chung
- Từ khóa :
- khu công nghiệp
- khu chế xuất
- TP. Hồ Chí Minh
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
19:36' - 07/02/2023
Ngày 7/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị .
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận
19:10' - 07/02/2023
Chiều 7/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Đức Luận giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến mở lại 3 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, Hòa Bình
18:42' - 07/02/2023
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp tục cho tạm thời hoạt động trở lại đối với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội và Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong quý I/2023 khởi công các gói thầu còn lại dự án cầu Rạch Miễu 2
18:10' - 07/02/2023
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, hai gói còn lại là XL02 và XL03 hiện đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu và dự kiến sẽ khởi công trong quý I/2023 này khi nhận được mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 93% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước cho gieo cấy
17:56' - 07/02/2023
Đến 16 giờ ngày 7/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 462.049 ha, đạt 92,7% (tăng 3% so với ngày 6/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc để khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào 30/6
16:54' - 07/02/2023
Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua thành phố Cần Thơ đi qua 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai có tổng chiều dài 37,42km, tổng vốn đầu tư là 9.845 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiếu cầu đường bộ kết nối Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh
16:43' - 07/02/2023
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của Tp. Hồ Chí Minh. Để kết nối giao thông giữa 2 địa phương, các cầu đường bộ vượt sông được coi là xương sống, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN tuân thủ xả nước vụ Đông Xuân năm 2022-2023 theo kế hoạch
15:45' - 07/02/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đợt 1 đến nay EVN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tuân thủ việc xả nước theo kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo cẩn trọng khi mua vé qua các kênh trung gian
14:43' - 07/02/2023
Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin phản hồi về việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa