Khủng bố ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Pháp
Theo số liệu thống kê và thăm dò dư luận, người dân Pháp đã chi tiêu khá mạnh tay để đón Noel và mừng năm mới 2016, tăng đáng kể so với 4 năm gần đây và so với mức trung bình trong Liên minh châu Âu (EU).
Tâm lý lạc quan lan tỏa
Bình quân, mỗi người chi khoảng 415 euro để mua quà tặng và sắm sửa. Đây là một chỉ dấu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế trong nước đã được cải thiện đáng kể và nó khẳng định xu hướng đã được quan sát thấy kể từ cuối tháng 10 đến nay.
Hiện có khoảng 46% người dân cho rằng kinh tế Pháp vẫn đang trì trệ, giảm so với mức của tháng 10/2015 là 50% và nhất là của tháng 12/2014 là 62%.
Bất chấp các vụ khủng bố đẫm máu chưa từng có, kinh tế Pháp đã diễn biến đúng theo dự kiến một cách kỳ lạ. Cuối năm 2014, trong dự luật ngân sách cho năm kế tiếp, Chính phủ Pháp thận trọng đưa ra dự kiến tăng trưởng khoảng 1%, thì kết quả thực tế đạt được là 1,1%, nhỉnh hơn một chút so với mục tiêu đề ra.
Có hai yếu tố góp phần “làm đẹp” số liệu này thì cả hai đều đến từ bên ngoài. Thứ nhất, giá dầu thế giới giảm mạnh, từ mức 110 USD/thùng mùa hè 2014 xuống còn 36 USD/thùng tháng 12 vừa qua. Nhờ đó, làm tăng sức mua của các hộ gia đình, ước tính lên tới 20 tỷ euro cho cả năm.
Lạm phát gần như không thay đổi, giá cả tại Pháp gần như giữ nguyên trong cả năm. Lương của người lao động vẫn tăng, mức tăng thuế ít hơn các năm trước. Do vậy, sức mua của một đơn vị tiêu dùng vô hình chung tăng thêm 1,3%, điều chưa từng có kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008.
Những yếu tố này cho phép người dân mạnh tay rút hầu bao hơn. Tiêu dùng nội địa tăng 1,4% và là yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP.
Giá dầu giảm cũng tạo ra một hiệu ứng tích cực làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi suất trên giá trị gia tăng của các doanh nghiệp phi tài chính đã tăng từ 29,7% lên 31,4% trong quý 4/2015.
Một nửa của mức cải thiện này đến từ việc giá nhiên liệu giảm, phần còn lại do sự hỗ trợ của chính sách thuế thúc đẩy cạnh tranh và việc làm (CICE.
Chính sách mua lại trái phiếu ồ ạt mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra và thực hiện từ tháng 1/2015 cũng phát huy hiệu quả.
Về tỷ giá hối đoái, euro đã giảm giá 25% so với USD kể từ giữa năm 2014, tạo ra cú hích quan trọng đối với xuất khẩu.
Tuy nhiên, điểm yếu của kinh tế Pháp vẫn nằm ở lĩnh vực việc làm. Thất nghiệp đã gia tăng từ 10,1% trong quý I lên 10,2% trong quý III.
Bức tranh 2016
Cơ quan thống kê Pháp ước tính lãi suất thấp đã làm GDP tăng ít nhất 0,2%, đồng euro yếu giúp thêm 0,2% nữa và cuối cùng, giá dầu giảm góp thêm 0,4%. Điều đó có nghĩa là, các yếu tố nội tại cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó triển vọng năm 2016 vẫn chưa thực sự sáng sủa.
Đó là lý do chính phủ Pháp tiếp tục đánh giá thận trọng và chỉ dự kiến tăng trưởng 2016 đạt khoảng 1,5%.
Tuy nhiên, Trung tâm theo dõi kinh tế (OFCE) của Pháp nhận định tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 có thể tới 1,8%, ngang với mức trung bình của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và thấp hơn một chút so với toàn EU (2%), cao hơn của Đức (1,7%).
Theo OFCE, xu hướng Trung Quốc phát triển chậm lại chỉ tác động khoảng 0,2% lên tăng trưởng của Pháp. Đối với nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này, sự năng động của các nước trong EU, những đối tác thương mại quan trọng, mới có ý nghĩa lớn nhất.
Các vụ khủng bố Paris đã tác động mạnh tới an ninh tại Pháp và hằn sâu vào tâm lý người dân, nhưng trên góc độ kinh tế ảnh hưởng của nó không lớn.
Sau vụ tấn công vào toà soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và vùng ngoại ô Paris đầu năm ngoái, kinh tế Pháp đã diễn biến như không có gì xảy ra, thậm chí còn tăng hơn – đến 0,7% trong quý I/2015 trước khi rơi vào cảnh trì trệ quý sau đó.
Loạt khủng bố trong tháng 11 với quy mô lớn hơn, kinh hoàng hơn được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn hơn, nhưng cũng chỉ có tính chất ngắn hạn và cục bộ.
Một đánh giá của Bộ Tài chính Pháp ước tính nó có thể khiến tăng trưởng của Pháp giảm khoảng 0,1% trong quý IV, tương đương 500 triệu euro, với các lĩnh vực chính là du lịch, nhà hàng và giải trí. Tuy vậy, rất khó có thể đo lường được ảnh hưởng dài hạn.
Năm 2015, Pháp vẫn ghi nhận số lượng khách du lịch lên mức kỷ lục 85 triệu lượt người, đông nhất thế giới dù nỗi lo bạo lực vẫn chưa hết.
Tại Pháp, số liệu của cơ quan thống kê Inse cho thấy chỉ số lòng tin của các hộ gia đình – yếu tố quyết định sức tiêu dùng nội địa - vẫn ổn định vào dịp cuối năm 2015.
Tác động của khủng bố chủ yếu lên tâm lý của người dân, gây bất an trong cuộc sống thường nhật chứ ít ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng và lao động./.
- Từ khóa :
- khủng bố
- kinh tế Pháp
- Pháp
- tăng trưởng kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dịch vụ và du lịch của Pháp chịu ảnh hưởng từ khủng bố
20:17' - 16/12/2015
Doanh thu khách sạn và nhà hàng tại Paris đã giảm 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi lượng khách du lịch đến Paris đã giảm 27% một tuần sau khi xảy ra các vụ khủng bố tại "thủ đô ánh sáng".
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch châu Âu thiệt hại khoảng 1 tỷ USD vì khủng bố
07:05' - 16/12/2015
Dự đoán về hậu quả của vụ tấn công khủng bố ở Paris hồi trung tuần tháng 11, giới chuyên gia ước tính ngành du lịch của châu Âu có thể phải gánh chịu thiệt hại lên tới 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng bố tại Pháp: Nhiều hãng hàng không châu Âu bị tác động
15:21' - 20/11/2015
Hoạt động vận tải hành khách của hãng hàng không Pháp Air France đã sụt giảm sau loạt vụ đánh bom khủng bố đêm 13/11 tại thủ đô Paris. Nhiều hãng hàng không tại châu Âu cũng chịu tác động lây.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng bố ở Paris có thể khiến kinh tế Eurozone thêm “lao đao”
08:20' - 17/11/2015
Các quan chức ECB đã bày tỏ mối quan ngại rằng các cuộc tấn công tại Paris sẽ gây sức ép lên đầu tư, đồng thời làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng khiến cho kinh tế Eurozone thêm "lao đao".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.