Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết sau năm xung đột ở Ukraine?
Xung đột Nga - Ukraine không chỉ tác động bất lợi tới hai nền kinh tế được coi là nguồn cung dầu khí hàng đầu và vựa ngũ cốc của thế giới, mà còn gây ra những biến động khó lường trên các thị trường năng lượng, lương thực, hàng hóa, tài chính toàn cầu.
Trong bối cảnh khủng hoảng chưa có hồi kết, các nước đã nhanh chóng định hình lại chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh liên kết khu vực để sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc chuyển đổi số trong các ngành nghề.
Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết?
Một năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thị trường năng lượng toàn cầu đã chứng kiến những biến đổi sâu sắc. Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, việc Nga giảm cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu và các nỗ lực tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã làm xáo trộn trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng hóa thạch. Câu hỏi đặt ra hiện nay là, thị trường năng lượng sẽ thay đổi như thế nào khi bước sang năm thứ hai của cuộc xung đột?
Khi áp lực giá năng lượng giảm bớt Ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022, ngày 8/3/2022, Mỹ thông báo quyết định ngừng nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga. Cùng ngày, Anh và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố kế hoạch từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. EU cũng đưa ra kế hoạch dừng nhập khẩu dầu thô của Nga kể từ ngày 5/12/2022 và tất cả các chế phẩm dầu mỏ như xăng và dầu diesel của Nga được vận chuyển bằng đường biển kể từ ngày 5/2/2023. Những biện pháp trên đã phá vỡ thế cân bằng mong manh giữa cung và cầu, khiến giá cả năng lượng tăng vọt. Tháng 1/2022, giá dầu WTI trung bình là 82,98 USD/thùng và giá dầu Brent là 85,57 USD/thùng, nhưng đến tháng Ba đã tăng vọt lên 108,26 USD/thùng và 112,46 USD/ thùng. Sau đó, nhằm bù vào nguồn cung dầu thiếu hụt từ Nga, các quốc gia thực hiện lệnh cấm vận với dầu Nga chuyển sang tìm các nguồn cung dầu mới từ Mỹ, Trung Đông, châu Phi. Đây là lý do khiến đến cuối năm 2022, giá dầu thế giới giảm dần, bất chấp các lệnh cấm vận đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga ngày càng thắt chặt hơn. Một nguyên nhân khác quan trọng hơn khiến giá dầu giảm vào cuối năm 2022 là hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao trong khi tiêu dùng yếu đi. Lạm phát cao, ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế đà tăng giá hàng hóa, chi phí sản xuất tăng, gián đoạn trong chuỗi cung ứng là những yếu tố phủ bóng đen lên triển vọng hoạt động sản xuất của các nền kinh tế. Những điều này khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu suy yếu và làm giá dầu giảm xuống còn khoảng 80-90 USD/thùng khi bước sang đầu năm 2023.Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng do nước này phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Tháng 8/2022, giá bán buôn khí đốt cho thị trường châu Âu lên tới gần 350 euro (370 USD)/MWh. Vì khí đốt là nguồn nhiên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất điện, nên giá điện cũng tăng mạnh. Việc giá năng lượng leo thang là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát ở châu Âu và làm suy giảm khu vực sản xuất của "lục địa già".
Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, giá khí đốt trên thị trường châu Âu đã giảm đáng kể. Bên cạnh nguyên nhân như thời tiết ôn hòa hơn bình thường, nhu cầu sưởi ấm giảm, tỷ lệ dự trữ cao, các nguồn cung LNG quy mô lớn qua đường biển cũng góp phần hạ giá khí đốt ở châu Âu. Tuần đầu tháng 2/2023, giá khí đốt trên thị trường châu Âu lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 euro/MWh kể từ năm 2021. "Hồi kết" của cuộc khủng hoảng năng lượng? Đến đầu năm 2023, khi lạm phát tại nhiều quốc gia đã có dấu hiệu tạo đỉnh, các ngân hàng trung ương bắt đầu cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất do lo ngại suy thoái kinh tế. Những nỗ lực mua khí đốt thay thế nguồn cung ở Nga hay biện pháp giảm nhu cầu tiêu thụ trong mùa Đông đã giúp các nước châu Âu tránh được kịch bản tồi tệ nhất. Tuy nhiên, những cú sốc trên thị trường năng lượng khó có thể chấm dứt hoàn toàn, do hai vấn đề chính: nguồn cung từ Nga và nhu cầu từ Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng châu Âu vẫn chưa giành chiến thắng trong "cuộc chiến" năng lượng với Nga, dù giá khí đốt giảm đáng kể. Người đứng đầu IEA cảnh báo Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt còn lại cho châu Âu và nhu cầu toàn cầu về LNG có thể sẽ tăng lên do sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Dự kiến sẽ có thêm 23 tỷ m3 LNG trong năm 2023, ngay cả khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng nhẹ khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng, Trung Quốc có thể sẽ "tiêu thụ" tới 80% lượng khí đốt tăng thêm. Điều này có thể làm phức tạp thêm việc bổ sung dự trữ khí đốt của châu Âu trước mùa Đông tới. Theo ông Birol, mùa Đông tới có thể khó khăn hơn đối với châu Âu nếu thời tiết lạnh hơn. Ông chỉ ra rằng nền kinh tế châu Âu vẫn có nguy cơ rơi vào suy thoái quy mô lớn, viện dẫn giá khí đốt tại châu Âu vẫn cao gấp 7 lần so với ở Mỹ, giá điện cao gấp 3 lần so với ở Trung Quốc. Mặc dù châu Âu có đủ kho cảng nhập khẩu LNG, nhưng có thể không có đủ khí đốt để nhập khẩu. Vì vậy, mùa Đông tới sẽ không dễ dàng với châu Âu và điều này có thể sẽ đẩy giá lên cao trở lại. Ngay cả khi nỗ lực phát triển các mỏ khí đốt mới, cũng phải mất nhiều năm nữa các mỏ này mới đi vào hoạt động.Do đó, phát triển năng lượng tái tạo được coi là đáp án dài hạn cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Xung đột ở Ukraine có thể đánh dấu sự chuyển đổi căn bản trong cách thức các nước ở châu Âu và các khu vực khác đánh giá về an ninh năng lượng và có thể thúc đẩy hệ thống năng lượng tái tạo bền vững hơn và sạch hơn. Khi các quốc gia tập trung nhiều hơn vào an ninh năng lượng, họ sẽ tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng sản xuất trong nước, phần lớn trong số đó có thể đến từ năng lượng tái tạo và các nhiên liệu phi hóa thạch khác.
Đáng chú ý, Thỏa thuận xanh châu Âu nhằm mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 đã giúp các nước cùng nhau vượt qua cú sốc sau xung đột, trong khi các kế hoạch mới nhằm giảm sự phụ thuộc và dầu mỏ của Nga vào năm 2027, với việc sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn tái tạo, đang tiến triển. Cụ thể, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, châu Âu đã lần đầu tiên sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn từ khí đốt vào năm 2022. Trong khi đó, Chính phủ Đức dự kiến sẽ ban hành một chiến lược sản xuất điện trong nửa đầu năm 2023, với mục tiêu là tạo ra ít nhất 80% điện năng từ gió và Mặt Trời vào năm 2030. Dự báo xu hướng thị trường IEA cho biết, do là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất và nhập khẩu LNG lớn thứ hai của thế giới, Trung Quốc được coi là biến số lớn nhất trên thị trường dầu khí toàn cầu trong năm nay. Nhu cầu dầu mỏ dự kiến sẽ tăng lên khi kinh tế Trung Quốc khôi phục hoạt động sau khi mở cửa trở lại bình thường, song việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) hạn chế sản lượng đồng nghĩa với nguy cơ thiếu hụt trong nửa sau của năm 2023. Trong báo cáo thị trường dầu mỏ mới nhất, IEA cho biết nguồn cung dầu mỏ từ OPEC+ dự kiến sẽ giảm do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga. Theo báo cáo, nguồn cung dầu mỏ thế giới có thể sẽ vượt nhu cầu vào nửa đầu năm 2023, nhưng cán cân có thể nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi, trong khi Nga - nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ 3 thế giới - bị cấm vận.Các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga cho đến nay có rất ít tác động đối với lượng dầu mỏ xuất khẩu của quốc gia này. Trong tháng 1/2023, xuất khẩu dầu mỏ của Nga chỉ giảm 160.000 thùng/ngày so với mức trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (2/2022). Tuy nhiên, đến cuối quý I/2023, mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng/ngày, sau khi EU triển khai lệnh cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển và các biện pháp áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Mới đây Nga tuyên bố sẽ cắt giảm 5% sản lượng từ tháng 3/2023.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Mỹ ước tính trong năm 2023, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu ước đạt 101,06 triệu thùng/ngày trong khi sản lượng dầu sẽ vào khoảng 100,82 triệu thùng/ngày. Giá dầu Brent sẽ duy trì trên mức 90 USD/thùng vào nửa đầu năm 2023 và sẽ giảm vào cuối năm 2023 khi lượng dầu dự trữ tăng lên. Giá dầu Brent trung bình trong năm nay ở mức 92 USD/thùng và giá dầu WTI dự báo sẽ là 86,36 USD/thùng./.>>Đa dạng hóa để tránh đứt gãy chuỗi cung ứngTin liên quan
-
Ngân hàng
Đồng ruble của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng
19:22' - 24/02/2023
Trong phiên giao dịch ngày 24/2, tỷ giá đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng, trong bối cảnh phương Tây tiếp tục áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhắm vào ngân hàng, khai thác mỏ của Nga
18:58' - 24/02/2023
Ngày 24/2, Mỹ đã công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm tăng cường gây thiệt hại kinh tế cho Nga, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn Nga né tránh những hạn chế hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đẩy nhanh ngân sách đầu tư để kích thích nền kinh tế
16:17'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chỉ thị cho các cơ quan chính phủ nước này đẩy nhanh ngân sách đầu tư cho năm tài chính 2025 để kích thích nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: “Hiệu ứng mạng” của những thông tin sai sự thật
15:39'
Những tuyên bố sai sự thật hoặc gây hiểu lầm của tỷ phú Elon Musk về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút 2 tỷ lượt xem trên nền tảng mạng xã hội X trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ tăng trưởng số của Đông Nam Á chậm lại do người tiêu dùng giảm chi tiêu
15:06'
Theo Bloomberg, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á sẽ ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử trong năm nay, chủ yếu do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt chính sách của hai ứng cử viên Tổng thống
15:04'
Ngày 5/11/2024, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống với hai ứng cử viên là Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa "rộng đường" giành lại quyền kiểm soát Thượng viện
12:03'
Ngày 4/11, kết quả các cuộc thăm dò dư luận và phân tích của giới chuyên gia cho thấy đảng Cộng hòa đang có nhiều ưu thế để giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Giờ "G" đã điểm
08:48'
Năm nay có khoảng 231 triệu người Mỹ đủ điều kiện đi bỏ phiếu, trong đó khoảng 161,42 triệu cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn trước thềm bầu cử Mỹ
07:38'
Thời điểm phóng tên lửa chỉ cách 6 tiếng trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bắt đầu tại làng miền núi Dixville Notch thuộc bang New Hampshire.
-
Kinh tế Thế giới
Năm tác động kinh tế quan trọng nhất từ kết quả bầu cử Tổng thống tại Mỹ
21:29' - 04/11/2024
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 sẽ có những tác động kinh tế sâu rộng, từ cách người Mỹ bị đánh thuế cho đến cách nước này giao thương với phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
“Màn sương mù” bao trùm nền kinh tế Mỹ sẽ sớm tan
13:21' - 04/11/2024
Tuần này, giới đầu tư sẽ tìm được phần nào câu trả lời cho sự không chắc chắc xung quanh cuộc bầu cử của Mỹ và đường hướng chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).