Khủng hoảng Ukraine gia tăng áp lực lên tình hình lạm phát
Giới chuyên gia kinh tế đang liên tục đánh giá tác động của tình trạng căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
Theo các chuyên gia, tình trạng căng thẳng này có thể sẽ không đẩy nền kinh tế toàn cầu quay lại suy thoái, nhưng sự xáo trộn trên thị trường, mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt và khả năng gián đoạn nguồn cung đang đẩy giá năng lượng và nhiều mặt hàng nông sản gia tăng.
Kết quả là người tiêu dùng sẽ phải chi trả nhiều hơn cho xăng và thực phẩm. Ông Ben May, Giám đốc phụ trách nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của công ty phân tích và dự báo kinh tế Oxford Economics (Vương quốc Anh), dự đoán lạm phát có thể sẽ tại “đỉnh” mới mà chỉ vài ngày trước chỉ nằm trong tưởng tượng. Dưới đây là những mặt hàng có thể trở nên đắt đỏ hơn nhiều dưới tác động của diễn biến tại Ukraine. * Nhiên liệu Giá dầu toàn cầu đã tăng vượt mức 105 USD/thùng trong phiên 24/2, chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Tại Mỹ, giá dầu đã tiến gần đến mốc 100 USD/thùng.Mức giá này dù vẫn thấp hơn mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay ghi nhận trước dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, nhưng vẫn sẽ tác động mạnh đến khả năng tài chính của người tiêu dùng nếu giá cứ tiếp tục leo thang.
Ngân hàng Bank of America trước đó ước tính các hộ gia đình châu Âu sẽ phải trả thêm 650 euro (724 USD) cho năng lượng trong năm nay, khiến chi tiêu trung bình tăng lên 1.850 euro (2.061 USD).
Giá năng lượng cao hơn cũng sẽ làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Nhiên liệu bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các hãng hàng không, từ đó có thể đẩy giá vé máy bay tăng cao, trong khi các nhà chế tạo tiêu thụ nhiều điện, như các nhà sản xuất thép, cũng sẽ bị “vắt kiệt hầu bao”. Tình hình này sẽ tác động khắp nền kinh tế. * Thực phẩm Giá thực phẩm toàn cầu đã lên gần mức cao nhất 10 năm qua. Giờ đây, căng thẳng Nga-Ukraine có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu thế giới, trong khi Ukraine cũng là một nước xuất khẩu lúa mỳ và ngô lớn. Cả hai nước này cũng đang xuất khẩu dầu thực vật. Giá lúa mỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012 trong phiên 24/2. Giá ngô và đậu tương cũng tăng mạnh.Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước mua nhiều múa mỳ của Nga nhất. Nhưng đây sẽ không phải là những nước duy nhất bị ảnh hưởng nếu các chuyến hàng bị trì hoãn hay các lệnh trừng phạt làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu.
Theo chuyên gia về hàng hóa của ngân hàng Rabobank Michael Magdovitz, Ukraine vẫn cần phải xuất khẩu 15 triệu tấn ngô và khoảng 5-6 triệu tấn lúa mỳ trong vụ mùa này.Hiện giờ các nước mua hàng như Trung Quốc đang tìm các nguồn cung thay thế từ châu Âu và Mỹ. Nếu tình hình bất ổn tại Ukraine vẫn kéo dài, nguồn cung hạn chế ở những nơi này có thể còn trở nên căng thẳng hơn nữa.
Ông Helima Croft, người phụ trách chiến lược hàng hóa toàn cầu của ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets của Canada, cho biết nguy cơ lạm phát giá thực phẩm đang trở nên trầm trọng vì Nga và Ukraine chiếm 25% lượng lúa mỳ xuất khẩu trên toàn cầu, trong khi mình Ukraine chiếm đến 13% lượng ngô xuất khẩu.
Bên cạnh đó, RBC cho biết người nông dân còn có thể phải chịu một “đòn giáng” khác, khi Nga là nhà sản xuất ammonium nitrate lớn nhất thế giới. Đây là một thành phần chủ chốt trong phân bón. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack mới đây cho biết người tiêu dùng châu Âu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn người tiêu dùng Mỹ bởi sự gia tăng mạnh của giá thực phẩm.* Kim loại
Giá nhiều mặt hàng kim loại được sử dụng trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng đang tăng mạnh, khi giới đầu tư đang đào sâu vào những hệ lụy từ căng thẳng Nga-Ukraine và dự đoán xem liệu các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến ngồn cung hay không. Các chuyên gia phân tích của công ty cung cấp thông tin năng lượng và hàng hóa S&P Global Platts (Vương quốc Anh) cho biết Nga là nước sản xuất lớn đối với nhiều mặt hàng kim loại như nhôm, nickel và đồng. Theo giới chuyên gia, hoạt động thương mại với Nga gần như chắc chắn sẽ chịu nhiều lệnh trừng phạt, và điều này có thể “bóp nghẹt” hơn nữa các nguồn cung trên thị trường toàn cầu vốn đã sẵn thắt chặt. Trong phiên 24/2, giá nhôm đã xác lập mức cao kỷ lục mới tại thị trường London. Tập đoàn Rusal của Nga, vốn đã bị Mỹ trừng phạt trước đó, là một trong những nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Nếu các lệnh trừng phạt mới được ban hành, giá nhôm có thể sẽ tăng vọt lên các mức cao mới. Gần đây, giá kim loại đang trên đà tăng vì các nhà sản xuất tại châu Âu phải cắt giảm sản lượng do giá điện tăng cao. Kể cả khi Rusal không bị trừng phạt, thì đà tăng mạnh gần đây của giá năng lượng cũng có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Các kim loại như nhôm được sử dụng trong hàng ngàn sản phẩm trên toàn thế giới, từ hộp chứa thực phẩm và nước uống, cho đến các phương tiện và các mặt hàng điện tử./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga về lập trường trung lập
19:24' - 25/02/2022
Ukraine muốn hòa bình và sẵn sàng đàm phán với Nga, bao gồm cả về lập trường trung lập liên quan đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam ra thông báo về việc đóng cửa không phận tại Nga, Ukraine
19:01' - 25/02/2022
Cục Hàng không Việt Nam có công văn gửi các hãng hàng không Việt Nam gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines về việc hạn chế, đóng cửa vùng trời, sân bay tại Nga, Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tìm cách giảm thiểu tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây
18:01' - 25/02/2022
Bộ Kinh tế Nga ngày 25/2 ra thông báo cho biết đang nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.