Khủng hoảng Ukraine: Vòng xoáy chưa có hồi kết
Chỉ trong 1 ngày, tại thủ đô Brussels (Bỉ) diễn ra tới 2 hội nghị thượng đỉnh và một cuộc họp cấp ngoại trưởng.
Cả 3 sự kiện, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều xoay quanh chủ đề cuộc khủng hoảng ở Ukraine - điều cho thấy sức nóng của vấn đề cả trên thực địa lẫn ở các nước liên quan.
Đặc biệt, khác với một số hội nghị gần đây chỉ tham dự trực tuyến, lần này Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã xuất hiện trực tiếp tại trụ sở NATO ở Brussels với thông điệp ngắn gọn, rõ ràng: "Chỉ có 3 thứ, là vũ khí, khí tài và vũ khí".
Tại cả ba hội nghị ngày 7/4, lãnh đạo của các liên minh quân sự, kinh tế và chính trị đều quyết định tăng cường hỗ trợ Ukraine, đồng thời gia tăng sức ép với Nga, trong khi nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine.
Hơn 1 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, có thể thấy, NATO, G7 và EU đang chuẩn bị cho một cuộc chiến leo thang và dài hơi.
EU siết chặt vòng trừng phạt thứ năm nhằm vào Nga, với việc thông qua lệnh cấm nhập khẩu than đá, cấm các tàu, thuyền của Nga cập bến các cảng của liên minh.
G-7 nhất trí cấm các khoản đầu tư mới vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Tôi đã kêu gọi các nước đồng minh tiếp tục hỗ trợ theo nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, với cả các loại vũ khí hạng nhẹ và hạng nặng".
Tuyên bố này đã cho thấy một sự thay đổi lớn trong NATO. Mới chỉ cách đây 2 tuần, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói về một "lằn ranh đỏ", đó là việc NATO sẽ không trở thành một bên tham chiến. NATO thời điểm đó khẳng định sẽ tiếp tục chuyển giao "vũ khí phòng thủ" cho Ukraine, nhưng không ai nghĩ đến việc gửi xe tăng và máy bay chiến đấu.
Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của ông Stoltenberg đã xóa bỏ sự phân biệt trước đây giữa "vũ khí phòng thủ" và "vũ khí tấn công", nhấn mạnh rằng Ukraine lúc này cần cả vũ khí hạng nhẹ và hạng nặng. Nói một cách dễ hiểu hơn: Xe tăng, pháo và tên lửa đạn đạo - những thứ có thể được sử dụng để đánh chìm tàu chiến Nga, giờ đây cũng sẽ được coi là "hệ thống phòng thủ".
Cộng hòa Séc là quốc gia NATO đầu tiên chuyển giao một số xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và xe chiến đấu bọc thép cho Ukraine. Khả năng một số nước cũng sẽ sớm làm theo, bởi nhiều nước Đông Âu còn một lượng không nhỏ phương tiện chiến đấu lưu kho từ thời Hiệp ước Vácsava.
Rõ ràng đã có một thỏa thuận ngầm giữa các nước NATO mà không thể là một quyết định chính thức, bởi NATO - với tư cách là một liên minh quân sự - cũng muốn tránh việc chuyển giao vũ khí, nhất là vũ khí hạng nặng.
Nhiều thông tin cho biết, Chính phủ Đức cũng để ngỏ khả năng cung cấp 100 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Ukraine.Lý do Đức còn do dự là nguy cơ Berlin, từ hành động này, có thể bị kéo vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga - điều mà Đức luôn muốn tránh trong mọi trường hợp.
Cũng chính vì vậy mà hiện các nước NATO, trong khi đều sẵn sàng chuyển xe tăng cho Ukraine, vẫn e dè trong việc hỗ trợ máy bay chiến đấu. Nga từng cáo buộc hai máy bay chiến đấu của Ukraine không kích vào một kho chứa dầu ở tỉnh Belgorod (miền Tây nước Nga) khiến nhiều người bị thương, dù Kiev bác bỏ.
Theo giới phân tích, việc NATO tăng cường chuyển vũ khí cho Ukraine trước hết là vì sức ép dư luận, thứ hai là thông tin Nga rút quân khỏi nhiều khu vực ở miền Bắc Ukraine đã tạo điều kiện để NATO trang bị vũ khí tốt hơn cho Kiev và việc chuyển giao vũ khí cũng dễ dàng và an toàn hơn.
Tổng thư ký Stoltenberg nhận định giao tranh ở Ukraine sẽ không nhanh chóng kết thúc, có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, do vậy NATO phải chuẩn bị cho mục tiêu dài hạn.
Tuy nhiên, người đứng đầu NATO vẫn khẳng định sẽ không có binh sĩ NATO nào đặt chân lên đất Ukraine - bởi điều đó, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu trực diện giữa NATO và Nga với những hậu quả khôn lường.
Ông Stoltenberg cho biết, một mặt NATO tiếp tục hỗ trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine thông qua các nước thành viên, mặt khác cũng sẽ đẩy mạnh củng cố sườn phía Đông với việc tăng cường điều chuyển tới đây các máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa, tàu chiến và binh sĩ để tạo khả năng răn đe kéo dài từ Biển Baltic đến Biển Đen.
Nhìn vào bức tranh như trên, có thể thấy Ukraine đang giống một „thanh nam châm„ hút thuốc súng và khí tài chiến tranh. Cả những nước giáp ranh Ukraine, những nơi được gọi là sườn phía Đông NATO cũng vậy.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine có thể cản trở các cuộc đàm đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Trong khi đó, hàng loạt những biện pháp trừng phạt, cấm vận và đáp trả lẫn nhau về ngoại giao, kinh tế giữa Nga và phương Tây càng khiến „thùng thuốc súng“ này sục sôi, trực nổ.
Theo báo JW của Đức, chính sự leo thang do NATO kích động sẽ gây nên những hậu quả sâu rộng. Các nhà phân tích cho rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ chỉ phản tác dụng và vũ khí đưa tới Ukraine và khu vực xung quanh sẽ chỉ như „thêm dầu vào lửa“.
Một số chuyên gia nhận định đối với phương Tây, vốn quan tâm đến việc thực thi các lợi ích thống trị toàn cầu, Ukraine có một giá trị địa chiến lược đặc biệt.
Không ít ý kiến cho rằng những biến động chính trị ở Ukraine năm 2014, mà nhiều người so sánh như một cuộc „cách mạng màu“, dẫn tới việc thành lập một chính phủ thân phương Tây ở Ukraine, đã diễn ra với sự „hậu thuẫn“ của phương Tây nhằm đưa Ukraine rời xa mối quan hệ chặt chẽ với Nga.
Tiếp đó, Ukraine trở thành đối tác EU với định hướng được nêu trong Hiến pháp năm 2019 là sớm trở thành thành viên đầy đủ của EU và NATO. Điều này nếu xảy ra, sẽ được coi là đỉnh điểm của chiến dịch mở rộng sang sườn phía Đông của NATO.
Nga lâu nay vẫn lo ngại về kịch bản này, bởi nếu Kiev trở thành thành viên NATO, thời gian bay của các tên lửa đặt tại Ukraine sang Moskva được giảm xuống còn 5 phút, giúp NATO, với chiến lược răn đe bằng vũ khí hạt nhân, có thể thực hiện tấn công phủ đầu vào cơ cấu lãnh đạo chính trị và quân sự Nga, loại bỏ một cuộc phản công từ Nga.
Tuy nhiên, những lo ngại này của Moskva đã bị NATO phớt lờ, lời kêu gọi gần đây của Nga về các cuộc đàm phán đảm bảo an ninh, trong đó có quy chế trung lập đối với Ukraine, tiếp tục bị bác bỏ. Sợi chỉ gắn kết còn lại là Thỏa thuận hòa bình Minsk cũng không được thực thi một cách đầy đủ.
Giới phân tích nhận định với tình hình căng thẳng hiện nay, quan hệ kinh tế Nga/phương Tây sẽ bị đóng băng trong nhiều năm tới, trong khi các mối quan hệ chính trị sẽ có "đặc trưng" là sự thù địch và cảm giác đe dọa quân sự lẫn nhau.
Phương Tây cũng sẽ chịu gánh nặng từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga khi số người di cư gia tăng, lạm phát cao (các nước khu vực đồng euro là 5,8%, Mỹ 8%), suy giảm tăng trưởng kinh tế, thiếu năng lượng, đất hiếm,... Hậu quả địa chính trị cũng nhãn tiền khi Nga ngày càng rời xa EU, đồng thời, một làn sóng tái vũ trang và quân sự hóa mới đang được khơi mào.
Căng thẳng, trừng phạt và đáp trả lẫn nhau đang khiến NATO, EU và Nga rơi vào vòng xoáy không hồi kết. Trong khi đó, cả thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, như biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, cùng những mối đe dọa an ninh chung.
Thay vì đối đầu, mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế cần thể hiện trách nhiệm, hợp tác xây dựng một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, Hiến chương Liên hợp quốc, công lý, phát triển và bền vững cho tất cả các quốc gia và người dân./.
- Từ khóa :
- NATO
- EU
- G7
- Ukraine
- xung đột Ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga đánh giá thế nào về dự thảo thỏa thuận hòa bình của Ukraine?
21:32' - 07/04/2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 7/4 cho biết Kiev đã gửi Moskva bản dự thảo thỏa thuận hòa bình, song nhận định văn bản này chứa các yếu tố mà phía Nga "không chấp nhận được".
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU gợi ý về kế hoạch Marshall cho Ukraine
11:11' - 07/04/2022
Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn cho rằng Ukraine sẽ cần một kế hoạch tái thiết sau xung đột, tương tự kế hoạch mà Mỹ đã đề nghị với châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin nêu điều kiện tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Ukraine
19:50' - 05/04/2022
Nga không bác khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine song khẳng định cuộc gặp chỉ có thể diễn ra một khi hai bên thống nhất một văn kiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC sẽ đến Ukraine trong tuần này
18:27' - 05/04/2022
Chủ tịch Ủy ban châu âu (EC) Ursula von der Leyen và nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell sẽ tới Kiev trong tuần này gặp Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này