Nga đánh giá thế nào về dự thảo thỏa thuận hòa bình của Ukraine?
Mặc dù vậy, ông Lavrov cho biết Nga sẽ tiếp tục đàm phán và nhấn mạnh đến việc đảm bảo các yêu cầu của mình.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, bản dự thảo thỏa thuận do phía Ukraine đưa ra đã đi chệch khỏi các đề xuất mà hai bên đã nhất trí trước đó.
Tuy nhiên, ông cho biết: "Phái đoàn của Nga sẽ tiếp tục tiến trình đàm phán, nhấn mạnh đến dự thảo thỏa thuận của chúng tôi - văn kiện vạch ra rõ ràng và đầy đủ các quan điểm và yêu cầu quan trọng ngay từ đầu của chúng tôi".
Hiện phía Ukraine chưa đưa ra bình luận. Kiev cũng từng khẳng định các cuộc đàm phán là cần thiết, song nhấn mạnh sẽ không từ bỏ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Trong một diễn biến liên quan, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hoài nghi về khả năng sớm đạt đột phá trong đàm phán Nga-Ukraine. Ngày 7/4, người phát ngôn Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin cho rằng hòa đàm giữa Nga và Ukraine khó đạt được đột phá trong vài ngày, song có khả năng đạt được tiến triển trong vòng 1-2 tuần.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, ông Kalin nêu rõ: "Chúng ta phải trao cơ hội cho hoạt động ngoại giao và điều quan trọng là phải tiếp tục đối thoại với phía Nga. Cá nhân tôi không mong đợi một bước đột phá lớn trong vài ngày tới hoặc thậm chí có thể là một tuần hoặc lâu hơn. Nhưng có thể trong một hoặc hai tuần, chúng ta sẽ lại chứng kiến một số tiến triển".
Theo ông Kalin, Thổ Nhĩ Kỳ đang khuyến khích Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán, lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang phối hợp với các đồng nghiệp Nga và Ukraine để thu xếp sơ tán người dân khỏi thành phố Mariupol - miền Nam Ukraine.
Ông Kalin cho biết thêm một cuộc thảo luận về đảm bảo an ninh cho Ukraine vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng "về nguyên tắc, chúng tôi (Thổ Nhĩ Kỳ) nhìn nhận đây là điều có triển vọng vì chúng tôi muốn hỗ trợ Ukraine và chúng tôi muốn kết thúc cuộc xung đột này".
Trong quá trình đàm phán, phía Ukraine tuyên bố sẽ sẵn sàng xem xét tính trung lập về quân sự và từ bỏ đề nghị trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu các nước khác đồng ý cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia được Ukraine chọn làm nhà bảo lãnh an ninh, cùng với 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đức, Canada, Italy, Israel và Ba Lan.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko cho biết nước ông cần phải tham gia các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời hy vọng sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vài ngày tới.
Hãng thông tấn Belta của Belarus dẫn lời ông Lukashenko nêu rõ: "Không thể có các thỏa thuận riêng rẽ nào sau lưng Belarus. Vì các bạn đã đưa chúng tôi vào (tiến trình này) nên quan điểm của Belarus rõ ràng cần được lắng nghe trong các cuộc đàm phán này".
Ông Lukashenko cũng khẳng định các lực lượng vũ trang của Belarus không tham gia và sẽ không tham gia cuộc xung đột tại Ukraine. Về phần mình, Ngoại trưởng Vladimir Makei cho biết bản thân Tổng thống Lukashenko "cần tham gia cuộc gặp cuối cùng"./.
>>>Thủ tướng Nga cam kết tăng mức lương tối thiểu cũng như mức sống người dân
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hơn 15.000 công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine
11:17' - 07/04/2022
Kết quả điều tra mới nhất của hãng nghiên cứu Teikoku Databank cho thấy có tới 15.287 công ty ở Nhật Bản đang có hợp đồng hoặc mối quan hệ kinh doanh gián tiếp với các đối tác ở Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU gợi ý về kế hoạch Marshall cho Ukraine
11:11' - 07/04/2022
Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn cho rằng Ukraine sẽ cần một kế hoạch tái thiết sau xung đột, tương tự kế hoạch mà Mỹ đã đề nghị với châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
-
Thị trường
Nguồn cung ngũ cốc toàn cầu có nguy cơ bị gián đoạn do xung đột tại Ukraine
14:18' - 06/04/2022
Hãng tin Bloomberg ngày 5/4 dẫn các phân tích cho rằng nguồn cung ngũ cốc của toàn cầu có nguy cơ bị gián đoạn do xung đột tại Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.