Khuyến cáo doanh nghiệp đưa hàng hóa đến cửa khẩu Lạng Sơn
Theo khuyến cáo của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, hiện tại, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan cần cân nhắc xem xét, bố trí thời gian hợp lý đưa hàng hóa đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Bế Thái Hưng trong ngày 30/11, cửa khẩu thực hiện thông quan xuất được 215 xe nông sản chủ yếu là thanh long, xoài, mít..., hiện còn tồn ở khu phi thuế quan ở cửa khẩu và bãi xe Bảo Nguyên hơn 1.930 xe hàng nông sản, tương đương hơn 38.000 tấn. Hiện nay đang là thời điểm cuối năm và cũng là thời điểm thu hoạch rộ nhiều loại nông sản như: thanh long, xoài, bưởi, mít... ở các tỉnh phía Nam; vì thế, trong thời gian gần đây, lượng xe chở nông sản lên biên giới Lạng Sơn ngày càng tăng, cùng với sự kiểm soát chặt chẽ về phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu, nên đã gây tình trạng ùn ứ hàng nghìn xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu.Cụ thể, theo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 29/11, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, số lượng xe Việt Nam tồn tại Trung Quốc là 680 xe; số xe Việt Nam chờ xuất khẩu là 95 xe. Tại Cửa khẩu chính Chi Ma, huyện Lộc Bình số xe tồn tại cửa khẩu chờ xuất khẩu là 614 xe.Tại Cửa khẩu phụ Tân Thanh, huyện Văn Lãng, số lượng xe Việt Nam tồn tại Trung Quốc là 523 xe; xe Việt Nam chờ xuất khẩu tại bãi xe Bảo Nguyên là 750 xe và số xe tồn tại khu phi thuế quan là 1.180 xe.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Vi Công Tường, nguyên nhân do phía nước bạn đã tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, nhưng hàng từ nhiều địa phương vẫn đổ dồn về, nên chưa thể xuất đi được.Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 26/9, tất cả các lái xe chuyên trách của Việt Nam đều phải bàn giao xe cho lái xe nước bạn, trong khi lái xe chuyên trách phía Trung Quốc bị thiếu hụt, khiến việc ùn ứ kéo dài.
Cũng theo ông Tường, hiện nay, phía Trung Quốc không chỉ kiểm soát chặt chẽ dịch COVID-19, mà thị trường Trung Quốc cũng đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói...Vì vậy, các địa phương, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường; đồng thời, thực hiện ký kết hợp đồng với Trung Quốc, hạn chế thấp nhất lượng hàng hóa đưa lên cửa khẩu không xuất được, gây thiệt hại, phát sinh chi phí không đáng có, đặc biệt hàng nông sản, hàng tươi sống.../.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nắm vững quy định để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU
14:29' - 01/12/2021
Muốn thâm nhập được vào thị trường EU thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu hàng tháng của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt 60 tỷ USD
12:29' - 01/12/2021
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 11/2021 của Hàn Quốc đạt 60,44 tỷ USD, vượt xa mức 45,75 tỷ USD cùng kỳ năm trước và đây cũng là lần đầu tiên vượt mốc 60 tỷ USD.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ vẫn còn nhiều dư địa xuất khẩu với doanh nghiệp Việt
16:29' - 30/11/2021
Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn duy trì mức tăng trưởng khá và sắp cán mốc 100 tỷ USD.
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 535 tỷ USD vào năm 2030
16:15' - 30/11/2021
Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ lệ 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Thêm kênh xuất khẩu trực tuyến nhờ sự hợp tác của HDBank và Amazon
12:22' - 29/11/2021
HDBank vừa phối hợp cùng Amazon mở ra cơ hội xuất khẩu xuyên biên giới với nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).
-
DN cần biết
Tencent tăng cường đầu tư vào AI, quyết tâm “vươn ra biển lớn”
15:02' - 18/05/2025
Tập đoàn Internet khổng lồ Tencent của Trung Quốc đã cam kết tăng cường đầu tư toàn diện vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tiếp tục mở rộng các khoản đầu tư ở nước ngoài.
-
DN cần biết
FDA giám sát chặt phụ gia thực phẩm
13:06' - 16/05/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang lên kế hoạch mở rộng đánh giá phụ gia thực phẩm và nhắm vào các chất bảo quản và hóa chất được sử dụng làm chất tẩy trắng và chất điều chỉnh bột.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.