Kích cầu tiêu dùng nội địa, giải pháp quan trọng trong tiêu thụ nông sản
Ngoài xuất khẩu, thị trường nội địa vẫn là nơi giao thương chủ yếu của các loại hàng hóa; trong đó, có mặt hàng nông sản. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa được coi là giải pháp quan trọng để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
* Phát huy lợi thế khu vực
Khu vực phía Nam có 2 vùng kinh tế lớn đó là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Đông Nam Bộ luôn là khu vực giao thương sôi động bởi sự hình thành các trung tâm kinh tế và giao thương giữa thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương rất phát triển. Ngoài khu vực trung tâm còn có các địa phương lân cận như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh.Hiện, Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế bằng ưu tiên 3 động lực là: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; đồng thời, phát triển thị trường trong nước cũng là một trong các chiến lược trụ cột quan trọng trong “cỗ xe tam mã”. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phát triển kinh tế khu vực là thế mạnh phát triển thị trường nội địa.
Thị trường nội địa là đầu vào của thị trường bán lẻ, phục vụ tiêu dùng trong nước ngày nay rất dồi dào, phong phú, cộng thêm với điều kiện thu mua trong cự ly gần, giảm được chi phí vận chuyển, rất phù hợp khai thác để tiêu thụ. Đây là một “mỏ vàng tiêu thụ” mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối của mình để sử dụng triệt để.
Trong 2 khu vực kinh tế phía Nam, Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế của khu vực này. Với nhiều lợi thế như có trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, đông dân cư tốp đầu cả nước. Đông Nam Bộ có thế mạnh về phát triển thị trường nội địa, đây cũng là thị trường tiềm năng nhất để tiêu thụ nông sản được sản xuất trong khu vực và của cả nước. Là trung tâm phân phối lớn nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cũng như hoạt động giao thương sôi động như các chợ đầu mối với hơn 60% hàng tươi sống, chuỗi siêu thị, các cửa hàng thực phẩm tiện lợi… để nâng cao năng lực phân phối tại chỗ, phát huy tăng trưởng nội vùng. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh thu hút được các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam đầu tư hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa; trong đó, có các mặt hàng nông sản. Chỉ tính riêng sản phẩm chăn nuôi, Thành phố Hồ Chí Minh bình quân tiêu thụ khoảng 10 ngàn con heo/ngày. Đó là chưa kể nhiều loại nông sản khác như: rau củ, trái cây, gạo… Gần đây nhất, Bộ Công Thương cũng đã khẳng định vai trò của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Các doanh nghiệp trong nước cũng đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thị trường trong nước, từ đó chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, phương thức kinh doanh và xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu. Cách tiếp cận thị trường của doanh nghiệp cũng bài bản, hiệu quả hơn, vì vậy, người tiêu dùng trong ngày càng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam.
* Cần sợi dây liên kết đa chiều
Thị trường nội địa là thị trường luôn sẵn sàng ủng hộ hàng hóa của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong nước, với lợi thế đa tầng, đa phân khúc người tiêu dùng. Không những vậy, đây cũng là bệ đỡ cho các doanh nghiệp khi hoạt động xuất khẩu có sự cố. Tinh thần tương thân tương ái của người tiêu dùng nội địa cũng là hậu phương vững chắc của nhiều ngành hàng xuất khẩu. Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Nghiên cứu và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội, trong năm 2024, thương mại, tiêu dùng nội địa tiếp tục là một trong những động lực đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để giữ vững thị trường nội địa, các ngành hàng, chính quyền địa phương cần tập trung vào các giải pháp thúc đẩy thương mại, dịch vụ hướng tới tiêu dùng nội địa để từ đó lan tỏa cho các ngành sản xuất, nhất là sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Với tầm quan trọng của thị trường nội địa này, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chương trình hợp tác với các địa phương tiêu thụ hàng hóa nông sản như Đồng Nai, Bình Dương, Long An,… Điển hình như các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp nông sản của Đồng Nai có thế mạnh về các loại gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, trái cây, rau củ…Quy trình sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã của Đồng Nai khá chuyên nghiệp do sản xuất công nghiệp, nhưng đa số còn gia công cho các thương hiệu lớn. Việc kiểm soát chất lượng nông sản tại vùng nguyên liệu cũng được doanh nghiệp chuẩn hóa, theo quy trình giám sát chặt chẽ của các nhà đầu tư sẽ thuận lợi rất nhiều cho các hệ thống phân phối và cả các cơ quan quản lý nhà nước trong đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cung cấp đến người tiêu dùng.
Đại diện doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thịt lợn chế biến, bà Nguyễn Thị Hoài, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoài An (Đồng Nai) chia sẻ, doanh nghiệp đã qua quá trình dài chuẩn hóa sản phẩm thịt lợn chế biến, để đảm bảo chất lượng an toàn cho sản phẩm cung cấp ra thị trường.Vì vậy, doanh nghiệp Hoài An tìm kiếm cơ hội hợp tác liên kết để sản phẩm có thể tham gia vào thị trường nội địa, tham gia các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bền vững tại tỉnh nhà, cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chiến lược để doanh nghiệp Hoài An có thêm nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá cà phê tại Bà Rịa-Vũng Tàu cao gấp đôi vụ năm trước
10:02' - 02/12/2024
Các hộ trồng cà phê tại Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch. Cà phê năm nay tuy không được mùa nhưng giá đang ở mức cao khiến người trồng phấn khởi.
-
Thị trường
Giá dầu thô "lao dốc" khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt
09:15' - 02/12/2024
Giá dầu thô WTI giảm tới 4,55% trong tuần vừa rồi xuống còn 68 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 2,97% xuống dưới 73 USD/thùng.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa neo ở mức cao
13:08' - 01/12/2024
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Nhiều nơi, nguồn lúa không còn nhiều, nhu cầu lúa thơm tốt khiến giá lúa neo ở mức cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cá ngừ tăng thị phần tại nhiều thị trường
10:45'
Sau thời gian sụt giảm xuất khẩu do tác động của các chính sách liên quan đến kích cỡ cá ngừ, cũng như biến động thị trường, cá ngừ Việt Nam đang lấy lại vị trí và tăng thị phần tại nhiều thị trường.
-
Thị trường
Cây mít giống tăng giá vào cuối vụ
09:20'
Hiện nay, giá mít giống tăng cao gấp đôi so với đầu vụ, mít ruột đỏ (loại ruột lá bầu) có giá từ 45.000 - 65.000 đồng/cây (tùy kích cỡ), mít siêu sớm có giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
-
Thị trường
Đức thiếu hơn nửa triệu lao động lành nghề phục vụ chuyển đổi năng lượng
08:03'
Nhiều doanh nghiệp Đức cho rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn do thiếu lao động lành nghề.
-
Thị trường
Lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ trên đà tăng lên mức kỷ lục
15:12' - 10/12/2024
Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF) ngày 9/12 cho biết các cảng bận rộn của Mỹ đã tăng cường hoạt động trong tháng 11 và tháng 12/2024, khi lượng hàng nhập khẩu có thể đạt kỷ lục mới.
-
Thị trường
Tiềm năng phát triển chợ vùng biên
17:29' - 09/12/2024
Cả 3 tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đều có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu.
-
Thị trường
Mủ cao su được giá giúp nông dân thu đến 90 triệu đồng/ha
16:23' - 09/12/2024
Hiện mủ cao su đang được thương lái, các doanh nghiệp thu mua với giá 18.000-22.000 đồng/kg, điều này đang giúp người dân có thêm thu nhập từ trồng cây cao su.
-
Thị trường
Quản lý chặt hoạt động sản xuất, buôn bán giống cây trồng
16:11' - 09/12/2024
Tỉnh Tiền Giang hiện có 480 cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng, trong đó có 350 cơ sở buôn bán giống cây trồng đã thông báo thông tin về đăng ký buôn bán giống cây trồng về Sở.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục trên 5,3 tỷ USD
17:21' - 08/12/2024
Xuất khẩu gạo 11 tháng đã đạt những kỷ lục mới với gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD.
-
Thị trường
Bùng nổ AI, quy mô thị trường deepfake ước vượt 6 tỷ USD vào năm 2032
19:45' - 07/12/2024
Theo báo cáo của Global Market Insights Inc, thị trường AI deepfake được dự báo sẽ đạt 6,22 tỷ USD vào năm 2032.