Kiểm soát chặt cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, thành phố Hà Nội và chợ Bình Điền, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả có 8/11 mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản, gồm: cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Xibêri (Acipenser sinensis) và cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis).
Cá tầm thuộc phụ lục II Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được cơ quan CITES Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc. Tuy nhiên, hiện nay có một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.
Để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm, gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường kiểm tra việc lưu thông, vận chuyển, kinh doanh cá tầm trên thị trường nhằm ngăn chặn việc trà trộn cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người nuôi và người tiêu dùng trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và địa phương thành lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không thực hiện kiểm dịch theo quy định.
Các đơn vị rà soát việc cấp phép nhập khẩu cá tầm không thuộc Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị và địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Các đơn vị thực hiện nghiêm việc kiểm dịch đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm; kiểm tra, rà soát quy trình cấp CITES từ phía Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục của Công ước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị hội, hiệp hội tiếp tục nắm bắt, trao đổi thông tin việc kinh doanh cá tầm tại Việt Nam, kịp thời phản ánh về Bộ để kịp thời xử lý. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn cho các hội viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh cá tầm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ban ngành, địa phương có liên quan quan tâm chỉ đạo và đảm bảo nguồn lực để kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để phối hợp giải quyết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Những chuyến biển đầy khoang cá ngừ đại dương
17:41' - 25/01/2021
Có mặt tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Chợ cá Nam Trung Bộ) sáng 25/1, không khí mua bán cá ngừ đại dương diễn ra tấp nập.
-
Thị trường
Giá cá lóc giảm, người nuôi thua lỗ nặng
06:02' - 24/01/2021
Thời gian qua, người nuôi cá lóc tại Trà Vinh bị thua lỗ nặng do giá cá lóc thường xuyên ở mức thấp, dưới giá thành.
-
Hàng hoá
Cá tầm Đà Lạt khó tiêu thụ
08:21' - 06/01/2021
Người nuôi cá tầm ở Đà Lạt và vùng phụ cận thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn lao đao do phải cạnh tranh với cá tầm nhập ngoại, giá rẻ hơn rất nhiều.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Long An thiếu khoảng hơn 30.000 lao động, chủ yếu các ngành may mặc, giày da
21:45' - 24/06/2022
Đến nay, các doanh nghiệp ở Long An đã tuyển dụng được trên 20.000 lao động, từ nay đến cuối năm còn thiếu khoảng hơn 30.000 lao động.
-
Thị trường
Rà soát diện tích cà phê già cỗi để tái canh và ghép cải tạo
21:19' - 24/06/2022
Diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh 1 năm, 2 năm…, kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
-
Thị trường
Mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nước mắm
17:14' - 24/06/2022
Nước mắm hiện không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế.
-
Thị trường
Indonesia kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu gà sang Singapore
07:56' - 24/06/2022
Chính phủ Indonesia hi vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Singapore về kế hoạch xuất khẩu thịt gà sang quốc gia láng giềng trong tháng Sáu này.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Trung Quốc "khắc nghiệt nhất" trong hàng thập kỷ
20:18' - 23/06/2022
Vật lộn để tìm việc làm là điều mà những người trẻ có học thức ở Trung Quốc không hề mong đợi, sau nhiều thập kỷ chứng kiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chóng mặt.
-
Thị trường
Lào tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam và Campuchia
13:17' - 23/06/2022
Hiện Lào đã ký các hợp đồng mua bán điện năng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại 25 dự án với tổng công suất lắp đặt 2.180 MW.
-
Thị trường
Xuất khẩu lương thực của Thái Lan dự báo tăng trưởng cao
09:19' - 23/06/2022
Ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan sẽ hưởng lợi từ tình hình hiện tại khi nhiều nước ngày càng lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung khiến các đơn đặt mua hàng hóa Thái Lan gia tăng.
-
Thị trường
Chính phủ Canada xây dựng chiến lược khai thác khoáng sản quan trọng
14:58' - 22/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chiến lược khoán sản quan trọng quốc gia của Canada đang được chính phủ nước này đưa ra tham vấn cho đến ngày 15/9.
-
Thị trường
Nga bắt đầu loại sản phẩm từ nhựa vào năm 2025
09:54' - 22/06/2022
Phó Thủ tướng Nga Viktoria Abramchenko cho hay Nga sẽ bắt đầu loại bỏ dần các sản phẩm và bao bì nhựa dùng một lần từ năm 2025.