Kiểm soát chặt thị trường hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử
Cuối năm là thời điểm hoạt động khuyến mãi kích cầu mua sắm diễn ra sôi động, nhất là tại các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, với nhiều hình thức tinh vi, các đối tượng đã lách luật để qua mắt lực lượng chức năng để trà trộn nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và xâm phạm sở hữu trí tuệ. Vì vậy, để ổn định thị trường và tạo lòng tin cho người tiêu dùng, từ nay đến hết năm 2021, lực lượng quản lý thị trường sẽ liên tục kiểm tra, kiểm soát chặt việc buôn bán hàng hoá trên môi trường mạng.
Chỉ cần ngồi bất kỳ đâu với một chiếc smartphone hay click chuột vào một trang thương mại điện tử nào là người tiêu dùng có cả thế giới thu nhỏ trong tầm tay.
Nắm bắt được điều này, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, người tiêu dùng thay đổi xu hướng mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến nên nhiều trang mạng đã liên tục đăng tải những hình ảnh hấp dẫn, khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, nhất là với những tín đồ nghiện đặt online.
Theo nghiên cứu của Facebook, có tới 79% người mua sắm được khảo sát cho biết họ đã mua hàng trực tuyến và 82% sử dụng các thiết bị di động vì an toàn và thuận tiện hơn để chuẩn bị cho dịp Tết 2021. Hiện có 60% người mua hàng cho biết đã chuyển sang các kênh trực tuyến và từ xa để gửi quà...
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Công Thương gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ, hiện nay, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các trang web thương mại điện tử. Đặc biệt, các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội đã thực sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng. Tính đến tháng 10/2021, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra gần 2.500 vụ việc, phát hiện, xử lý trên 2.300 vụ vi phạm, bao gồm hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, xử phạt trên 18 tỷ đồng. Điển hình, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tấn công vào một kho hàng lậu, hàng giả tại thành phố Lào Cai, đối tượng kinh doanh thương mại điện tử bán lẻ bằng hình thức phát hình trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội Facebook, tổng số sản phẩm tạm giữ là 158.014 đơn vị sản phẩm nằm trong 237 chủng loại hàng hóa. Đây là vụ việc kinh doanh hàng lậu, hàng giả thông qua thương mại điện tử lớn nhất từ trước tới nay mà cơ quan quản lý thị trường cùng các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý thành công. Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh: Hiện nay, xuất hiện một số thủ đoạn mới trên nền tảng thương mại điện tử, tập trung vào nhóm hàng hóa có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất. Các thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng). Thậm chí, một số đối tượng còn livestream (phát trực tiếp), có thể chốt hàng trăm đơn mỗi ngày. Theo ông Trần Hữu Linh, thương mại điện tử là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nhưng lại là thách thức lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Vì vậy, dự báo, trong khoảng hai đến ba năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng từ 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Do đó, năm 2021 và những năm tiếp theo, nhiệm vụ chính của quản lý thị trường tập trung vào đấu tranh chống hàng gian, hàng giả trên môi trường mạng, kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục các chủ thể, chủ sàn giao dịch thương mại điện tử, trên mạng xã hội. Hiện nay, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như Quyết định số 334/QĐ-BCT, Quyết định số 3304/QĐ-BCT, Quyết định số 2981/QĐ-BCT... chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Nhằm tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị chức năng thuộc Bộ tập trung tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đặc biệt, các nội dung liên quan tới điều kiện thiết lập các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh; minh bạch hóa thông tin sản phẩm, quản lý các mô hình kinh doanh mới, các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian. Hoặc, hỗ trợ cho thương mại điện tử như kho hàng, chuyển phát, thanh toán, kiểm tra rà soát, phân loại danh sách các website, ứng dụng thương mại điện tử. Từ đó, đề xuất kế hoạch kiểm tra, xử lý phù hợp, đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm tại Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang
13:05' - 01/10/2021
Kiểm tra đột xuất Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang đã phát hiện trên 1.300 sản phẩm không hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Ngăn chặn trên 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm
10:56'
Lực lượng chức năng Hà Giang tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dũng và phát hiện hơn 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh bốc mùi hôi thối, biến đổi màu sắc không đảm bảo lưu thông trên thị trường.
-
Hàng hoá
Sắc xanh bao trùm thị trường nông sản
09:35'
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC), xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng so với mức ước tính 14,2 triệu tấn của tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trước thông tin Mỹ-Iran đàm phán hạt nhân
07:06'
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 21/5, sau khi Ngoại trưởng Oman cho biết một vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Iran và Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
-
Hàng hoá
Bắt khối lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa
16:11' - 21/05/2025
Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
-
Hàng hoá
Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc
15:16' - 21/05/2025
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 1% do lo ngại Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
14:56' - 21/05/2025
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% trong phiên ngày 21/5 sau khi có thông tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Hàng hoá
Nông sản đồng loạt tăng giá trên thị trường
14:02' - 21/05/2025
Trên thị trường nông sản, giá ngô ghi nhận phiên phục hồi thứ hai trước lo ngại về tình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
12:03' - 21/05/2025
Các lô hàng điện thoại iPhone của hãng Apple và điện thoại thông minh khác từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng cộng 688,5 triệu USD vào tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 2011.
-
Hàng hoá
Giá dầu gần như đi ngang do bất ổn địa chính trị
07:56' - 21/05/2025
Giá dầu gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 20/5, do thị trường lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran, cũng như triển vọng hòa bình giữa Nga và Ukraine.