Kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
Ngày 18/3, tại tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 5” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các ngân hàng nhà nước và chi nhánh tổ chức tín dụng thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đoàn Thái Sơn cho biết: Toàn ngành đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường tín dụng cho sản xuất, kinh doanh của khách hàng như: hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và các văn bản hướng dẫn, tạo khung pháp lý để tổ chức tín dụng triển khai các nghiệp vụ cấp tín dụng mới, thuận tiện cho khách hàng; điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Đồng thời, liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay khách hàng, nhất là giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên; linh hoạt và đổi mới điều hành tăng trưởng tín dụng tạo chủ động cho các tổ chức tín dụng; triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực; thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng…
Trong đó, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện theo phương châm chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với người dân, doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng.
Phó Thống đốc cũng đánh giá cao kết quả đã đạt được của ngành ngân hàng tại khu vực 5. Tính đến ngày 28/02/2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực 5 đạt trên 511 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,25% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 60%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 30%.
Tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, ngân hàng nhà nước như: cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 32% tổng dư nợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 14% tổng dư nợ. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã triển khai 23 chương trình tín dụng chính sách, với dư nợ đạt trên 30,9 nghìn tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kết quả hoạt động tín dụng chung trên cả nước và tín dụng trên địa bàn khu vực 5 những tháng đầu năm 2025; trong đó, có tín dụng đối với những lĩnh vực ưu tiên và một số chương trình tín dụng; chính sách lãi suất cho vay; khả năng mở rộng tín dụng có hiệu quả trong năm 2025 góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; những khó khăn, vướng mắc, định hướng về hoạt động tín dụng trong thời gian tới...
Hầu hết các đại biểu cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong khu vực, thời gian tới, ngân hàng nhà nước cần tiếp tục bám sát chỉ đạo và các chương trình kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng; trong đó, tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai những giải pháp hạ lãi suất huy động và cho vay.
Cùng đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; xây dựng các sản phẩm tín dụng cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược kinh doanh, khả năng cân đối nguồn lực của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm, tín dụng xanh, tín dụng phục vụ phát triển các ngành thế mạnh của vùng, địa phương; tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục chuyển đổi số, cung cấp các sản phẩm công nghệ cả trong tín dụng và thanh toán; thúc đẩy tín dụng tiêu dùng và đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách…Tại hội nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố quyết định và ra mắt Ngân hàng nhà nước Khu vực 5 gồm 6 tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trụ sở khu vực đặt tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước là kết quả từ sự nỗ lực nghiêm túc, quyết liệt của Ban Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, quán triệt các chỉ đạo xuyên suốt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 10
15:29' - 18/03/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 10 bao gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
08:00' - 18/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
VPBank triển khai chương trình ưu đãi vay mua xe điện BYD lãi suất 0%
07:00'
Theo thông tin từ VPBank, khách hàng có thể vay tối đa 80% giá trị xe trong khuôn khổ chương trình, với mức lãi suất 0% được BYD hỗ trợ trong hai năm đầu tiên.
-
Ngân hàng
Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh
15:43' - 01/05/2025
Đây không chỉ là những mái nhà kiên cố, mà còn là những tổ ấm, nơi gửi gắm niềm tin hy vọng về một tương lai ổn định hơn cho bà con, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục giữ nguyên lãi suất
14:39' - 01/05/2025
Ngày 1/5, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh chính sách thuế quan toàn diện của Mỹ gây ra những rủi ro với nền kinh tế Nhật Bản.
-
Ngân hàng
Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm: Hiểu đúng để đầu tư hiệu quả
08:18' - 01/05/2025
Mặc dù đều là hình thức gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời, song hai sản phẩm này có những khác biệt rõ rệt mà người dân cần nắm rõ để đưa ra quyết định phù hợp.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thái Lan cắt giảm lãi suất chủ chốt thấp nhất trong 2 năm
21:31' - 30/04/2025
Ngân hàng Thái Lan (BoI) đã cắt giảm lãi suất chủ chốt 0,25% trong cuộc họp thứ hai liên tiếp vào ngày 30/4.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác
08:41' - 30/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm đã không ngừng đổi thay và vươn mình mạnh mẽ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước.
-
Ngân hàng
ABBANK bứt phá lợi nhuận, đẩy mạnh chuyển đổi số
11:32' - 29/04/2025
Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt 407 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 29/4: Giá USD và NDT cùng đi xuống
08:57' - 29/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank niêm yết mức 25.820 - 26.180 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 28/4.
-
Ngân hàng
VPBank đẩy mạnh tái cơ cấu, chia cổ tức tiền mặt và mở rộng hệ sinh thái tài chính
19:03' - 28/04/2025
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 chiều 28/4, Ngân hàng GPBank cho biết, sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu, chia cổ tức tiền mặt và mở rộng hệ sinh thái tài chính.