Kiên Giang nhân rộng nhiều mô hình sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu
Sau nhiều năm triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững được nông dân và ngành nông nghiệp đánh giá cao; trong đó, có nhiều mô hình mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Lý, ấp Thứ Nhất, xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang cho biết, trước năm 2010 trở về trước, gia đình ông sản xuất 2 vụ lúa/năm nhưng không đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do nguồn nước bị xâm nhập mặn vào mùa khô ảnh hưởng đến sự phát triển của ruộng lúa, năng suất đạt thấp (từ 4 - 5 tấn/ha). Khoảng năm 2010 đến nay, gia đình ông chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa - tôm theo sự khuyến cáo của chính quyền địa phương. Theo ông Lý, từ khi chuyển đổi sản xuất đến nay mô hình đã giúp tăng lợi nhuận cho gia đình ông cũng như nhiều nông dân khác ở địa phương.
“Mấy năm qua gia đình tôi duy trì sản xuất 1 vụ lúa 2 vụ tôm và tuân thủ gieo sạ lúa, thả giống thủy sản theo lịch khuyến cáo của ngành khuyến nông nên đạt hiệu quả tương đối. Với 2 ha, gia đình tôi thu về khoảng 15 tấn lúa, thu nhập hơn 120 triệu đồng/vụ; còn về con tôm thu về khoảng 700kg tôm sú, thu nhập hơn 130 triệu đồng/năm. Nhờ sản xuất lúa hữu cơ, ít sử dụng phân thuốc hóa học và nuôi tôm quảng canh, không cho ăn thức ăn nên lợi nhuận sau khi trừ chi phí từ lúa, tôm của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Đây cũng là mức lợi nhuận của hầu hết các nông dân áp dụng mô hình lúa - tôm ở địa phương”, ông Nguyễn Văn Lý chia sẻ.
Hộ ông Vưu Quốc Cường là một trong những hộ chuyển đổi mô hình sản xuất lúa sang mô hình sản xuất xen canh dứa, cau, dừa thành công ở xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Theo ông Cường, trước năm 2017, gia đình ông sản xuất 2 vụ lúa/năm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao do lúa bị nhiễm phèn, mặn. Trước sự bất lợi đó, theo sự khuyến cáo của chính quyền địa phương, hộ ông mạnh dạn cải tạo ruộng lúa, lên rẫy, đào đường mương để trồng xen canh 3 loại cây gồm: khóm, cau, dừa.
Trên diện tích 3ha, tổng thu nhập gia đình ông đạt hơn 1 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận khoảng 450 triệu đồng/năm. So với trồng lúa trước đây, mô hình này cho lợi nhuận cao hơn khoảng 4 - 5 lần. “Gần đây tôi đã trồng thử nghiệm giống dứa mật cho thấy hiệu quả bước đầu và sắp tới có thể nhân rộng giống này. Cùng với đó, tôi và một số nông dân đã và đang đi tham quan, tìm hiểu một số giống thủy sản phù hợp thả nuôi trên kênh, mương trong vườn để tăng thêm lợi nhuận”, ông Cường chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Luyên trước đây công tác ở Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2020, chị Luyên xin nghỉ công tác để cải tạo 2,4 ha đất vườn tạp trồng xen canh các loại cây: khóm, mít đỏ, mít Thái, bòn bon Thái, măng cụt, sầu riêng, dâu. Theo chị Luyên, khu vườn của gia đình nằm trong vùng nhiễm phèn và có nguy cơ xâm nhập mặn vào các mùa khô hạn. Vì vậy, các giống cây trồng đều được chị nghiên cứu, tìm hiểu để chọn trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên.
“Qua hơn 3 năm trồng, đến nay mít đỏ, mít Thái đã cho trái sắp đến kỳ thu hoạch. Còn riêng dứa, tôi đã thu hoạch được 2 năm, trung bình mỗi năm hơn 10.000 trái, thu nhập hơn 110 triệu đồng/năm. Tôi chọn trồng dứa cũng nhằm “lấy ngắn nuôi dài” để tạo thu nhập mua phân bón, trả tiền nhân công chăm sóc các loại cây trồng còn lại. Tôi thấy phấn khởi vì các loài cây trồng đều thích nghi với vùng đất và khí hậu khá khắc nghiệt như những năm gần đây”, chị Luyên cho biết thêm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu; trong đó, có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững như: mô hình sản xuất lúa-tôm ở vùng U Minh Thượng; mô hình trồng xen canh dứa, cau, dừa ở huyện Châu Thành; mô hình trồng chuối xiêm, trồng các loại khoai lấy củ ở vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng…
“Để các mô hình phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi, đánh giá khách quan hiệu quả và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của người dân như: hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; nạo vét kênh mương, thủy lợi và kiểm soát tốt nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất; theo dõi và dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi để thông báo, hỗ trợ nông dân phòng chống… Cùng với đó, ngành phối hợp với các địa phương mời gọi các doanh nghiệp đến hợp tác liên kết sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất của người dân”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết thêm.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang đề ra kế hoạch nuôi cá lồng bè với quy mô 4.000 lồng
17:09' - 28/02/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đề ra kế hoạch nuôi cá lồng bè với quy mô 4.000 lồng, sản lượng 4.400 tấn.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang áp dụng nhiều kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh
08:20' - 28/02/2024
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang là cơ sở y tế tuyến cuối ở tỉnh, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá trị sản xuất công nghiệp của Kiên Giang tăng gần 19%
15:58' - 26/02/2024
Theo Sở Công Thương Kiên Giang, trong 2 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 6.930 tỷ đồng, tăng 18,18% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 12,5% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang đầu tư hơn 24 tỷ đồng cho phát triển kinh tế tập thể
14:38' - 22/02/2024
Năm 2024, tỉnh Kiên Giang tập trung hơn 24 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đổi mới sáng tạo trong quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNA 3/12. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 3/12/2024. XSQNA ngày 3/12
18:00'
XSQNA 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSQNA Thứ Ba. Trực tiếp KQXSQNA ngày 3/12. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 3/12/2024. Kết quả xổ số Quảng Nam Thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
17:48'
Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum: Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới
16:46'
Kết cấu hạ tầng thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển nhất định
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long bắt đầu tăng dần
16:28'
Tháng 12/2024, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long bắt đầu tăng dần, ranh mặn 4g/l vào sâu từ 15-20 km, nhưng thấp hơn từ 7-10 km so với trung bình nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương: Hơn 500 thủ tục hành chính thực hiện theo mô hình phi địa giới hành chính
15:46'
Từ đầu năm 2025, hơn 500 thủ tục hành chính được thực hiện theo mô hình phi địa giới hành chính. Đến tháng 7/2025, 100% thủ tục hành chính áp dụng hoàn toàn mô hình này.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas
15:42'
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc vận hành trạm quan sát khí quyển đầu tiên tại Nam Cực
15:35'
Ngày 1/12, trạm quan sát Chung Sơn - trạm quan sát khí quyển quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Nam Cực, chính thức đi vào hoạt động.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ tích phục hồi hoàn toàn đôi chân bị nhiễm trùng hoại tử suốt 2 năm
15:35'
Tại Vinmec, công nghệ lập kế hoạch và phẫu thuật 3D đã trở thành giải pháp cho những ca phẫu thuật khó khăn nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Băng, tuyết phủ trắng nước Mỹ dịp nghỉ lễ Tạ ơn
15:23'
Tại bang New York, khu vực phía Bắc Hồ Ontario ghi nhận lớp tuyết dày tới 1,22 m. Nhiều tuyến đường chính hoàn toàn bị phong tỏa.